xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chương mới cho giao thông TP HCM

TS Phan Hữu Duy Quốc, Thành viên Hội đồng tư vấn đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP HCM

Việc đưa tuyến metro số 1 vào vận hành sẽ mở ra một chương mới trong giao thông công cộng tại TP HCM

Ngày 22-12, tuyến metro số 1 chính thức khai thác thương mại. Sáng 13-12, ga ngầm Bến Thành nhộn nhịp đón hàng trăm người dân đến tham quan và trải nghiệm chuyến tàu đến ga Suối Tiên. Tôi thật sự vui mừng và nhẹ nhõm khi dự án cuối cùng cũng về đích sau 12 năm với nhiều khó khăn.

Dự án metro số 1 đã cho tôi một động lực lớn lao để trở về quê hương sau gần 20 năm học tập và làm việc tại Nhật Bản. Tôi rất tự hào khi bản thân đã trực tiếp tham gia và đóng góp một phần sức lực nhỏ bé cho quê hương thông qua dự án này.

Việc đưa tuyến metro số 1 vào vận hành sẽ mở ra một chương mới trong giao thông công cộng tại TP HCM. Để đánh giá được những tác động của metro, cần thời gian để người dân TP HCM thay đổi tập quán sử dụng phương tiện giao thông công cộng cũng như độ bao phủ mạng lưới đường sắt đô thị. Dù vậy, tôi tin chắc rằng đường sắt đô thị sẽ góp phần thay đổi môi trường đô thị theo hướng hiện đại và đáng sống hơn, giảm thiểu tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm không khí và tiếng ồn do hoạt động giao thông có quá nhiều phương tiện cá nhân như hiện nay.

Thông qua tuyến metro số 1, TP HCM đã đúc kết rất nhiều kinh nghiệm qua quá trình triển khai dự án. Đó là cơ sở để tăng tốc việc thực thi các dự án đường sắt đô thị trong thời gian tới. Cụ thể là Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP HCM theo kết luận 49 của Bộ Chính trị. Hiện nay, UBND TP HCM đang cùng Bộ Giao thông Vận tải rà soát đề án trước khi trình Bộ Chính trị và Quốc hội; trong đó đặt mục tiêu đến năm 2035, hoàn thành 355 km đường sắt đô thị.

Đề án nêu trên thể hiện quyết tâm rất cao của hệ thống chính trị, từ cơ quan cao nhất của Đảng đến hệ thống chính quyền đô thị. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức vô cùng to lớn không chỉ với chính quyền TP HCM, ngành xây dựng của Việt Nam và cả nhân dân thành phố - những người chịu sự tác động của đại công trường thi công đường sắt đô thị.

Làm được việc này giống như việc viết ra câu chuyện cổ tích thời hiện đại, đòi hỏi những nỗ lực khổng lồ, những hành động phi thường và sự đồng lòng quyết tâm của tất cả mọi thành phần trong xã hội.

Một trong các giải pháp mà TP HCM đã đề xuất với Chính phủ trong đề án trên là nâng cao sự tự chủ và chịu trách nhiệm khi được phân quyền của chính quyền đô thị cũng như cơ quan thực thi dự án.

Ngoài ra, cách thức quản lý dự án trong quá trình triển khai cũng sẽ có sự thay đổi, trong đó tập trung quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra (sau khi ra "đề bài" về chất lượng, tiến độ và chi phí), chứ không huy động một nguồn lực khổng lồ để kiểm soát từng khâu (ví dụ như lựa chọn vật liệu, phê duyệt biện pháp thi công, phê duyệt thiết kế chi tiết).

Bên cạnh đó, thông qua quá trình thực thi các dự án đường sắt đô thị, cần tăng dần tỉ lệ nội địa hóa, xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển nguồn nhân lực, hướng tới làm chủ hoàn toàn công nghệ xây dựng cũng như sản xuất đầu máy toa xe và hệ thống tín hiệu đường sắt. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo