icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyện bây giờ mới kể

Trần Thân

(NLĐO) - Với tin "Lê Công Tuấn Anh tự tử?" đăng trên trang nhất mà không báo nào có, lập tức Người Lao Động trở thành tâm điểm chú ý của bạn đọc.

Nghệ sĩ Lê Công Tuấn Anh qua đời đã gần 29 năm nhưng mỗi khi nhắc đến anh, người ta vẫn không quên những thông tin nóng hổi, thậm chí độc quyền trên Báo Người Lao Động

Lê Công Tuấn Anh là một minh tinh có gương mặt sáng, nụ cười thân thiện, tài năng đang độ chín. Bởi vậy, những gì xảy đến với anh đều trở thành sự kiện thu hút đông đảo công chúng.

Ngày 17-10-1996 là ngày định mệnh của ngôi sao tài hoa bạc phận này. Tin Lê Công Tuấn Anh qua đời tại Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM) lan nhanh trong giới nghệ sĩ và báo giới. Nguyên nhân tử vong lúc đó được những nghệ sĩ thân cận của Lê Công Tuấn Anh công bố là tai nạn. Nhưng nguồn tin đáng tin cậy của Báo Người Lao Động cho biết Lê Công Tuấn Anh qua đời do tự tử.

Chuyện bây giờ mới kể - Ảnh 1.

Chuyện bây giờ mới kể - Ảnh 2.

Bìa số báo và bài báo đầu tiên đưa thông tin diễn viên Lê Công Tuấn Anh tự tử

Lúc đó, tôi nhận lệnh của Ban Biên tập đến Bệnh viện Nhân dân 115 để tìm hiểu sự thật. Lãnh đạo bệnh viện sau khi xem qua bệnh án của bệnh nhân Lê Công Tuấn Anh đã xác nhận với chúng tôi nguyên nhân là tự tử.

Sáng hôm sau, chỉ có Báo Người Lao Động đưa tin "Lê Công Tuấn Anh tự tử?", đăng trên trang nhất. Lập tức Báo Người Lao Động trở thành tâm điểm chú ý của công luận. Lúc đó, có nhiều ý kiến trái chiều, nhất là trong giới nghệ sĩ, đặc biệt là nhóm nghệ sĩ thân cận với Lê Công Tuấn Anh, về cách Báo Người Lao Động đưa tin không theo ý họ. Nhưng quan điểm của chúng tôi lúc đó là tôn trọng sự thật. Có những sự thật không nên đưa lên báo nhưng những gì đưa lên báo phải là sự thật. 

Với bản tin đầu tiên "hót hòn họt", Báo Người Lao Động chiếm thế dẫn đầu dòng sự kiện nóng trên thị trường báo chí tại TP HCM. Nhận thấy sức hút bạn đọc, Ban Biên tập xác định một bộ phận lo nội dung, bộ phận khác tính toán chiến lược phát hành. Bằng nguồn thông tin từ cơ quan cảnh sát điều tra, do phóng viên Hoàng Nhân phụ trách, kết hợp với thông tin, bài vở khai thác từ đám tang và từ giới nghệ sĩ, kể cả công chúng yêu mến Lê Công Tuấn Anh, do phóng viên Ban Văn nghệ phụ trách, Ban Biên tập lên kế hoạch thông tin sự kiện này như một "quả đấm" tăng lượng phát hành.

Năm 1995, lượng phát hành của Báo Người Lao Động chỉ hơn 10.000 tờ. Nỗ lực của tòa soạn sau chuyến du học báo chí ngắn hạn tại Pháp trở về của nhà báo Thẩm Tuyên - Tổng Thư ký Tòa soạn, với nhiều cải tiến, tăng cường nội dung nhưng số lượng phát hành vẫn chưa đạt như mong muốn. 

Tổng Thư Ký tòa soạn Thẩm Tuyên thuật lại: "Ngày 17-10-1996, diễn viên Lê Công Tuấn Anh qua đời. Biết thông tin diễn viên này được nhiều người hâm mộ yêu mến. Cái khó là tìm cách thể hiện sự kiện này như thế nào vì báo chí chưa bao giờ làm lớn sự kiện liên quan diễn viên như vậy. Anh Phan Hồng Chiến xin ý kiến của chị Hoàng Thị Khánh, Chủ tịch LĐLĐ TP HCM - cơ quan chủ quản, được chị đồng ý với điều kiện không được đụng đến đời tư. Vậy là chúng tôi quyết định tăng thông tin về Lê Công Tuấn Anh lên 1 trang (khổ lớn) trong nhiều số báo liên tiếp, thi triển đủ các bài bản,... Chỉ trong vài ngày, tirage tăng liên tục, 40.000, 70.000 rồi 120.000, 180.000 tờ. Chúng tôi dự kiến sau sự kiện, tirage rớt xuống mức 70.000 - 80.000 tờ là vừa đủ. Bởi lẽ, thời điểm đó, nguồn nhân lực của Báo Người Lao Động chưa đủ sức duy trì một tirage cao và chưa đủ sức quản trị phát triển dài hạn. Mọi việc diễn ra đúng dự kiến".

Chuyện bây giờ mới kể - Ảnh 3.

Bạn đọc "tranh nhau" xem Báo Người Lao Động về thông tin diễn viên Lê Công Tuấn Anh tự tử

Ngoài số lượng báo do Người Lao Động ấn hành, một lượng lớn bản photocopy những trang báo viết về Lê Công Tuấn Anh trên Báo Người Lao Động được người dân phát hành lên đến hàng triệu bản.

Sau sự kiện này, Báo Người Lao Động tăng 4 kỳ/tuần "theo một cách thức không giống ai: Thứ hai, tư, sáu, bảy để tập dượt làm nhật báo" (theo lời nhà báo Thẩm Tuyên).

Đây là giai đoạn huy hoàng của báo giấy Người Lao Động. Nguồn thu phát hành, quảng cáo của báo tăng nhanh, đời sống người lao động trong báo được cải thiện đáng kể. Cũng từ đây, Báo Người Lao Động mở rộng tuyển dụng nhân sự. Nhiều cây bút có tên tuổi ở các nơi tìm về đầu quân Báo Người Lao Động. Một bước chuyển mình cho phép Người Lao Động có đủ năng lực và sự tự tin bước vào giai đoạn cạnh tranh với nhiều tờ báo lớn trên thị trường.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo