xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyển dịch xanh: Thách thức và cơ hội

Ca Linh

Dù nhiều áp lực trong quá trình chuyển đổi nhưng mục tiêu "Net Zero" cũng mở ra những cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp Việt Nam

Ngày 28-3, tại TP Cần Thơ, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - Chi nhánh ĐBSCL phối hợp cùng Công ty CP Sáng tạo Xanh (GREEN IN) tổ chức hội thảo "Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp (DN) ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ DN".

Xu hướng tất yếu

Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI Chi nhánh ĐBSCL, cho rằng để kiềm chế được lượng phát thải khí hiệu ứng nhà kính (KHƯNK) toàn cầu, các quốc gia đều phải hướng đến một nền kinh tế không phát thải khí này - tức Net Zero, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, xây dựng được một nền kinh tế tăng trưởng xanh là một vấn đề rất phức tạp, nhất là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Bởi, cân bằng được mục tiêu phát triển giữa kinh tế và môi trường rất khó khi mà trình độ khoa học kỹ thuật của nước ta còn hạn chế, tư duy và những quy định pháp lý chưa hoàn thiện.

"Tuy vậy, Việt Nam lại là quốc gia tiên phong cam kết giảm thải carbon bằng 0 vào năm 2050. Đây là một mục tiêu và là cam kết của Chính phủ rất mạnh mẽ, thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế; như là một định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững" - ông Lam nhận định.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp triển khai tại ĐBSCL giúp tăng thêm thu nhập cho nông dân bằng việc bán tín chỉ CO2

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp triển khai tại ĐBSCL giúp tăng thêm thu nhập cho nông dân bằng việc bán tín chỉ CO2

Giám đốc VCCI Chi nhánh ĐBSCL cũng nhấn mạnh rằng giờ đây cộng đồng DN cần phải nhận thức được trách nhiệm và tham gia, từng bước rà soát, chuyển đổi cấu trúc sản xuất, kinh doanh cho phù hợp với các quy định về phát thải. Dù nhiều áp lực về quá trình chuyển đổi, nhưng mục tiêu "Net Zero" cũng mở ra những cơ hội kinh doanh mới cho DN, đó là giá trị thu được từ phát thải bằng 0, hay gọi là "tín chỉ carbon" mà nhiều nước đang áp dụng.

Theo bà Nguyễn Thị Hà, quản lý chương trình thuộc Công ty GREEN IN, nước ta phấn đấu giảm nhanh lượng phát thải KHƯNK đến dưới 45% vào năm 2030 nên DN phải chuyển đổi nhanh chóng và kịp thời. Chính phủ cũng ban hành nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn. Trong đó, phải kể đến là Quyết định 01/2022/QĐ-TTg quy định 1.912 cơ sở thuộc các lĩnh vực: sản xuất thức ăn thủy sản, sản xuất cá tra đông lạnh; chế biến và bảo quản các loại sản phẩm nông sản; chế biến và bảo quản rau quả… phải thực hiện kiểm kê KHƯNK. Tuy nhiên, dự thảo mới đang lấy ý kiến ngày 3-11-2023, sẽ có 2.983 cơ sở thực hiện kiểm kê KHƯNK, tăng 981 cơ sở so với Quyết định 01/2022/QĐ-TTg.

"EU sẽ sử dụng cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) để đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường các nước thuộc EU, dựa trên cường độ phát thải KHƯNK trong quy trình sản xuất tại nước sở tại. Theo lộ trình đến năm 2034, CBAM chính thức vận hành, lúc đó các DN xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải chịu thuế carbon khi xuất khẩu vào EU, nghĩa là sản phẩm sẽ bị cạnh tranh về giá và chất lượng, tăng thêm chi phí. DN ở ĐBSCL các ngành nông - thủy sản, gỗ, thực phẩm, dệt may và da giày… sẽ chịu nhiều áp lực khi xuất khẩu" - bà Hà cảnh báo.

Biến thách thức thành cơ hội

Ông Mã Khai Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về tiết kiệm năng lượng, cho biết theo nghiên cứu, ngành nông nghiệp phát thải hơn 71 triệu tấn CO2 vào năm 2020, đứng thứ 2 trong nhóm ngành phát thải KHƯNK nhiều nhất (sau ngành điện và nhiệt). "Các thách thức chính của DN trong triển khai giảm phát thải KHƯNK là không nhận thức được tầm quan trọng của tác động môi trường trong ngành công nghiệp; lãnh đạo DN chưa thực sự cam kết và đầu tư vào phát triển kinh tế xanh; DN thiếu sự hỗ trợ về kỹ thuật và chuyên môn để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xanh nên khó tiếp cận nguồn vốn cũng như hỗ trợ tài chính…" - ông Hiền nhận định.

Canh tác dưa lưới hữu cơ Ảnh: NGỌC TRINH

Canh tác dưa lưới hữu cơ Ảnh: NGỌC TRINH

Tuy gặp nhiều thách thức nhưng việc giảm phát thải KHƯNK cũng là cơ hội cho DN. Nếu áp dụng các biện pháp tối ưu hóa, gia tăng hiệu suất sử dụng năng lượng sẽ giúp DN tiết giảm chi phí, gia tăng biên lợi nhuận. "Hàng hóa ít phát thải KHƯNK, có giấy chứng nhận "xanh" sẽ mở ra cơ hội cho DN ở những thị trường xuất khẩu lớn như EU, Mỹ, Canada... Chứng nhận "xanh" giúp DN đáp ứng yêu cầu về sản phẩm bền vững từ người tiêu dùng, giữ vững thị trường xuất khẩu, mang lại nguồn doanh thu ổn định hoặc cao hơn" - bà Nguyễn Thị Hà xác tín. 

Thị trường carbon ngày càng sôi động

Theo TS Hoàng Thị Minh Hiền, Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Thương mại Intraco, thị trường carbon quốc tế phát triển lâu đời, nhất là đối với EU, sau đó đến Mỹ; các thị trường mới nổi hiện nay như: Singapore, Thái Lan, Malaysia. Thị trường mua bán carbon ngày càng sôi động với công cụ giao dịch là tín chỉ carbon hoặc hạn ngạch carbon. Trong đó, thị trường carbon bắt buộc (hệ thống bắt buộc được quy định bởi chính phủ quốc gia, khu vực hoặc tiểu khu vực nhằm mục đích giới hạn lượng phát thải cho các ngành cụ thể) đạt 850 tỉ USD/năm, thị trường carbon tự nguyện khoảng 2 tỉ USD/năm. Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế tham gia thị trường này.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo