xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyển đổi số: Lợi ích thiết thực

Bài và ảnh: PHAN ANH

Nhiều sáng kiến, sản phẩm chuyển đổi số cụ thể của TP HCM đã, đang và sẽ ra mắt, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp cũng như hoạt động quản lý, hoạch định chính sách của chính quyền

TP HCM luôn xác định phát triển dựa vào khoa học công nghệ; muốn bền vững và tiến xa, chuyển đổi số không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Vì thế, TP HCM chọn chủ đề năm 2024 là "Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết 98 của Quốc hội".

Khởi động mạnh mẽ

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) TP HCM Lâm Đình Thắng xác định 2024 là năm hành động quyết liệt, có kết quả rõ rệt trong công tác chuyển đổi số. Ngay từ đầu năm 2024, TP HCM đã khởi động mạnh mẽ công tác này qua việc cho ra mắt Trung tâm Chuyển đổi số.

Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi đánh giá việc thành lập Trung tâm Chuyển đổi số là dấu mốc quan trọng, hướng đến mục tiêu vận hành thành phố thông minh, chuyển đổi cơ bản hoạt động của nền hành chính, kinh tế, hướng đến xây dựng xã hội số. Trung tâm này là công cụ quan trọng giúp thành phố thực hiện các mục tiêu chuyển đổi số.

Sau Trung tâm Chuyển đổi số, TP HCM tiếp tục cho ra mắt phần mềm "Lắng nghe mạng xã hội". Giám đốc Sở TT-TT TP HCM nhận xét các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Instagram, YouTube, TikTok… đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, tác động mạnh mẽ đến nhận thức của nhiều người dân.

Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM giới thiệu phần mềm “Lắng nghe mạng xã hội”

Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM giới thiệu phần mềm “Lắng nghe mạng xã hội”

Hơn 22 triệu tài khoản mạng xã hội hoạt động thường xuyên, cùng với hệ thống 200 cơ quan báo chí, 355 trang mạng và hơn 1.000 trang thông tin điện tử đang cung cấp một lượng thông tin khổng lồ cho người dân, cũng như tiếp nhận ý kiến đóng góp thông qua tương tác hai chiều. TP HCM cũng là địa phương có số lượng "người sáng tạo nội dung" trên mạng xã hội lớn nhất cả nước. Đây là nguồn thông tin khổng lồ, có giá trị lớn trong việc xây dựng dữ liệu, cơ sở đối chiếu để hiểu rõ hơn về cuộc sống của người dân.

Ông Lâm Đình Thắng cho biết lãnh đạo TP HCM luôn trăn trở, mong muốn thu thập, tổng hợp, lắng nghe một cách hiệu quả tiếng nói từ cơ sở cũng như các thông tin phản biện, những ý kiến đóng góp về chủ trương, chính sách, quyết định điều hành của thành phố. Thực tiễn này đặt ra yêu cầu về một công cụ thu thập, đánh giá, phân tích thông tin trên mạng xã hội để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành; cũng như lắng nghe tâm tư, mong muốn, nguyện vọng người dân trong thực thi chính sách.

Do đó, Sở TT-TT TP HCM phối hợp với các đơn vị hình thành phần mềm "Lắng nghe mạng xã hội". Phần mềm này được xem như một sản phẩm cụ thể, tiếp tục khởi động mạnh mẽ chủ đề năm 2024 - năm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số của TP HCM; đồng thời cụ thể hóa ý tưởng, yêu cầu của lãnh đạo thành phố về một chính quyền hoạt động trên nền tảng số dựa theo dữ liệu và hoạt động theo thời gian thực.

Xây dựng app "Công dân thành phố"

Những năm qua, TP HCM liên tiếp giữ vị trí thứ 2 trong kết quả xếp hạng Chỉ số chuyển đổi số (DTI) của Bộ TT-TT. Trong đó, TP HCM giữ vị trí cao nhất về chỉ số Thể chế số và Hạ tầng số.

Để có được vị trí dẫn đầu về Thể chế số, Hạ tầng số và thứ hai về hoạt động Chính quyền số so với các tỉnh, thành cả nước trong chuyển đổi số, TP HCM đã có nhiều quyết tâm trong việc cải cách thủ tục hành chính bằng những sản phẩm cụ thể nhằm phục vụ người dân, doanh nghiệp, chính quyền.

Theo ông Võ Minh Thành, Phó Giám đốc Sở TT-TT TP HCM, 100% cơ quan nhà nước ở thành phố đã triển khai thư điện tử công vụ; hội nghị truyền hình trực tuyến; hệ thống quản lý văn bản, tài liệu điện tử; hệ thống thư mời họp, lịch công tác; hệ thống tổng hợp thông tin phục vụ chỉ đạo điều hành trên nền tảng số. TP HCM đã hoàn thành, đưa vào vận hành hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính; tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường số đạt 740 dịch vụ công trực tuyến.

Bản đồ thể chế TP HCM đã ra mắt tại địa chỉ https://bandotheche.hochiminhcity.gov.vn, trong đó công khai chỉ số minh bạch, tiến độ giải quyết, dịch vụ trực tuyến, mức độ hài lòng của người dân, tiến độ số hóa… Thành phố cũng đưa vào vận hành, quản lý và giám sát tình hình giải quyết kiến nghị của người dân ở 18 lĩnh vực trên môi trường số với 700 đầu mối xử lý qua Cổng thông tin 1022. Năm 2023, tỉ lệ xử lý đúng hạn đạt 99,55%, giảm tỉ lệ trễ hạn từ 3% năm 2022 còn 0,45% năm 2023.

TP HCM đã tích hợp Đường dây nóng của thành phố vào Cổng thông tin 1022 nhằm triển khai đồng bộ đến tất cả các sở - ngành, quận - huyện. TP HCM còn chính thức đưa vào vận hành Hệ thống quản trị thực thi thành phố trên nền tảng số. Bước đầu, hệ thống này đã cung cấp các kết quả thực hiện chỉ tiêu kinh tế - xã hội; chỉ tiêu Đảng bộ; kết quả cung cấp dịch vụ công và xử lý yêu cầu của người dân thông qua các bộ chỉ số theo thời gian thực. Đây là sự sáng tạo và bước tiến mới của công tác chuyển đổi số, đặc biệt trong chính quyền số.

Đáng chú ý, Sở TT-TT TP HCM cho biết đang phối hợp với các đơn vị nghiên cứu và cho ra mắt ứng dụng (app) "Công dân thành phố" trên thiết bị di động nhằm giúp người dân giao dịch với chính quyền hiệu quả, thuận tiện, đơn giản. Cùng với đó, TP HCM sẽ phát triển công cụ Trợ lý số để hỗ trợ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ và Trợ lý số nhằm hỗ trợ người dân trong việc sử dụng dịch vụ công. 

Kinh tế số đóng góp vào GRDP của TP HCM năm 2022 khoảng 18,66%, đứng thứ 7 cả nước. UBND TP HCM là đơn vị duy nhất cả nước được Hội đồng Giải thưởng ASOCIO trao giải thưởng hạng mục Chính quyền số xuất sắc năm 2023.

Hỗ trợ điện thoại thông minh cho người nghèo

Giám đốc Sở TT-TT Lâm Đình Thắng cho biết dù hướng tới mục tiêu xã hội số, TP HCM vẫn còn nhiều người chưa có điện thoại thông minh.

Qua số liệu thống kê, toàn địa bàn còn khoảng 15.000 người chưa có điện thoại thông minh. Thực hiện xã hội số mà người dân không có thiết bị thông minh là không trọn vẹn. Vì thế, một trong những dự định lớn của Sở TT-TT TP HCM năm 2024 là sẽ tham mưu chính sách, cơ chế xã hội hóa để hỗ trợ điện thoại thông minh cho người nghèo.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo