xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cơ hội để cải cách

TS TRẦN DU LỊCH, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia

Nền kinh tế Việt Nam hiện tại dù đối mặt nhiều thách thức nhưng vẫn có thể đạt được các mục tiêu đề ra nếu có quyết tâm.

Nằm trong nhóm 25 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới, năm 2025, Việt Nam có thể đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 400 tỉ USD, tương đương 80% GDP. Dẫu vậy, đóng góp thực sự của xuất khẩu vào GDP để tạo ra giá trị gia tăng hiện rất khiêm tốn - mới đạt 25%, còn 75% phụ thuộc vào thị trường nội địa. Nhiều mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ có giá trị rất lớn nhưng phần hưởng lợi của Việt Nam lại rất nhỏ. Ví dụ, trong lĩnh vực chip bán dẫn, Việt Nam chủ yếu tham gia khâu đóng gói, chỉ chiếm khoảng 3,5% tổng giá trị. Thực tế này đòi hỏi cấp bách phải tăng tỉ lệ nội địa hóa và gia tăng giá trị của hàng hóa Việt trong chuỗi cung ứng.

Thời gian tới, động lực chính cho tăng trưởng sẽ đến từ tiêu dùng nội địa. Tín hiệu rất đáng khích lệ là trong bối cảnh khó khăn, các ngành nông nghiệp, may mặc, da giày... đều giữ vững thị trường nội địa. Để tận dụng thị trường trong nước, cần tiếp tục cải cách hành chính, sắp xếp lại bộ máy và tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư - kinh doanh.

Về thị trường bất động sản, sự méo mó thể hiện rõ khi phần lớn sản phẩm phục vụ nhà đầu tư thay vì người dân có nhu cầu ở thực. Với thu nhập 25 triệu đồng, một cặp vợ chồng trẻ chỉ tiết kiệm được 3 triệu đồng/tháng và phải mất đến... 100 năm mới có thể mua được nhà. Cần lành mạnh hóa thị trường bất động sản, hướng tới phục vụ nhu cầu thực sự, dựa trên 2 công cụ quản lý chính - gồm quy hoạch và thuế, phí.

Ở góc độ vĩ mô, trong quá trình nghiên cứu thể chế suốt hơn 30 năm qua, tôi nhận thấy vấn đề lớn nhất nằm ở mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường. Nhà nước đưa ra quá nhiều quy định khiến thị trường khó thể vận hành hiệu quả, bao gồm cả những quy định phức tạp trong các mối quan hệ dân sự.

Tinh thần của Chính phủ là "địa phương quyết, địa phương làm và địa phương chịu trách nhiệm". Song, ngay cả với Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM, nhiều vấn đề vẫn không thể giải quyết được do vướng mắc về mặt pháp luật.

Nhà nước đã ban hành chức năng và nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành. Lúc này, cần xem xét những chức năng, nhiệm vụ nào cần giữ; những chức năng, nhiệm vụ nào cần bỏ để định hình lại cấu trúc. Nếu không cải cách mạnh mẽ thể chế và cắt giảm thủ tục hành chính thì không thể giảm được công cụ, quy trình và thời gian thực hiện các công việc, nhiệm vụ. Với riêng TP HCM, thời điểm này là cơ hội để cải cách thể chế nhằm xử lý điểm nghẽn lớn nhất của thành phố là khả năng hấp thụ vốn đầu tư.

Nhìn chung, trong giai đoạn tiếp theo, với hạ tầng được cải thiện và chi phí logistics có thể giảm đáng kể, cùng với sự đầu tư của Chính phủ vào năng lượng và hạ tầng số, nền kinh tế Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Tôi rất kỳ vọng mức tăng trưởng 2 con số từ năm 2026, bởi kinh tế Việt Nam vẫn có thể tăng trưởng cao ngay cả trong bối cảnh thế giới không ổn định. 

Thái Phương ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo