icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Cởi trói" toàn diện khu vực kinh tế tư nhân

TS ĐỖ THIÊN ANH TUẤN, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright

Việc Chính phủ sớm trình Quốc hội các cơ chế, chính sách đặc biệt dành cho kinh tế tư nhân thể hiện tinh thần đổi mới, khẩn trương và trách nhiệm

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân là một bước tiến mang tính lịch sử, phản ánh sự chuyển biến căn bản trong nhận thức về vai trò, vị trí và đóng góp của khu vực tư nhân trong nền kinh tế quốc gia. 

Việc Chính phủ sớm trình Quốc hội các cơ chế, chính sách đặc biệt dành cho kinh tế tư nhân thể hiện tinh thần đổi mới, khẩn trương và trách nhiệm.

Tinh thần Nghị quyết 68 đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách cần thay đổi cách tiếp cận, đó là tập trung trước hết vào việc xây dựng những cơ chế thúc đẩy phát triển cho kinh tế tư nhân, rồi bàn tiếp đến việc kiểm soát các rủi ro và hạn chế tiêu cực phát sinh trong quá trình thực thi. 

Điều này không có nghĩa là bỏ qua việc quản lý rủi ro, nhưng thay vì đặt chúng ở trung tâm thảo luận ngay từ đầu, chúng ta cần dành ưu tiên cho việc khơi thông các động lực phát triển như tinh thần mà Nghị quyết 68 đã đặt ra. Cần cấp bách tháo gỡ toàn diện những điểm nghẽn về chính sách. Trước hết, phải giải quyết triệt để những bất cập liên quan đến đất đai. 

Hiện nay, tình trạng doanh nghiệp (DN) tư nhân gặp vô vàn khó khăn, phải chờ đợi, chạy lòng vòng vì thủ tục vẫn đang rất phức tạp, rườm rà và thiếu minh bạch. Do vậy, cần xây dựng các quy định sao cho thật rõ ràng, cụ thể về cấp đất, thuê đất; rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, công khai toàn bộ thông tin về quỹ đất để ngăn chặn tận gốc sự tùy tiện, quan liêu và tiêu cực trong quản lý đất đai.

Chính sách tài chính và tín dụng cần được thay đổi theo hướng nhà nước đóng vai trò tích cực và chủ động hơn trong việc hỗ trợ DN tư nhân tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi. Thay vì để DN, nhất là DN nhỏ và vừa, phải tự loay hoay trước các điều kiện vay vốn khắt khe của thị trường, nhà nước cần xây dựng các cơ chế, định chế hỗ trợ, bảo lãnh tín dụng hiệu quả và thực chất, giúp DN tiếp cận vốn dễ dàng hơn.

Việc hỗ trợ công nghệ và đào tạo nhân lực cho kinh tế tư nhân cũng cần được xây dựng theo hướng sát với thực tiễn hoạt động của DN. Ngoài ra, việc thể chế hóa Nghị quyết 68 cũng cần đặt trọng tâm vào hoàn thiện thể chế bảo hộ quyền tài sản hợp pháp của DN, cá nhân và bảo đảm thực thi các hợp đồng kinh tế, dân sự.

Một vấn đề đặc biệt quan trọng khác được Nghị quyết 68 nhấn mạnh là phải sớm thể chế hóa quan điểm không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự. Cần nhanh chóng cụ thể hóa nguyên tắc pháp lý theo hướng lấy phòng ngừa, khắc phục hậu quả là chính, chỉ xử lý hình sự khi có đầy đủ bằng chứng rõ ràng về hành vi phạm tội, không để xảy ra tình trạng lợi dụng các biện pháp hình sự làm công cụ can thiệp hành chính hoặc tạo sức ép đối với DN…

Cuối cùng, việc cải thiện chất lượng hoạt động thanh tra, kiểm tra DN là đòi hỏi không thể trì hoãn. Thanh tra, kiểm tra nên là công cụ giúp DN hoạt động hiệu quả và minh bạch hơn, thay vì tạo gánh nặng. Việc cụ thể hóa nhanh chóng và "cởi trói" toàn diện khu vực kinh tế tư nhân không chỉ là yêu cầu thực tiễn mà còn là đòi hỏi cấp thiết để Việt Nam thực sự tận dụng tốt các cơ hội phát triển trong thời kỳ mới.

Thái Phương ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo