xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

11 đặc điểm của một người sếp tuyệt vời

Dân Trí

Trở thành một người sếp tốt, được nhân viên ngưỡng mộ không phải là điều đơn giản. Nó không chỉ là bạn có thể sai khiến người khác và thậm chí nếu họ làm theo lời bạn, điều đó cũng không khiến bạn trở thành một người sếp tuyệt vời.

Sandra Naiman, tác giả cuốn sách " Những nguyên tắc bất thành văn để thành công trong công việc", cho biết: " Vai trò thực sự của sếp là ủng hộ và thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn. Nghĩa là bạn phải biết điều gì thúc đẩy nhân viên, tích cực giúp đỡ họ, trở thành một tấm gương sáng cũng như điều chỉnh phong cách của mình phù hợp với từng nhân viên."

Vậy bạn có biết một người sếp tuyệt vời trong mắt nhân viên cần những đặc điểm gì? Naiman và Vicki Salemi, tác giả cuốn sách " Sự nghiệp lớn trong một thành phố lớn" đã liệt kê 11 đặc điểm sau đây:

1. Giúp đỡ nhân viên hoàn thành công việc của họ

Hãy hỏi nhân viên bạn có thể làm gì để giúp họ thực hiện công việc một cách tốt nhất. Đây cũng là một nhiệm vụ chính của người quản lí. Thực hiện điều này tốt sẽ giúp bạn dần trở thành một người sếp tốt.

2. Đảm bảo mỗi nhân viên có đầy đủ thông tin, dữ liệu và sự giúp đỡ cần thiết để hoàn thành công việc

Không chỉ giúp nhân viên thực hiện công việc mà một người sếp tốt còn trang bị đầy đủ những công cụ làm việc cần thiết cho họ.

11 đặc điểm của một người sếp tuyệt vời - Ảnh 1.

Không chỉ giúp nhân viên thực hiện công việc mà một người sếp tốt còn trang bị đầy đủ những công cụ làm việc cần thiết cho họ.

3. Thường xuyên góp ý cho nhân viên

Không nhất thiết phải chờ đến đợt đánh giá cuối năm mới đưa ra nhận xét của mình về nhân viên. Hãy thường xuyên góp ý với họ, cả những điểm tốt lẫn chưa tốt. Đó là cách bạn giúp đỡ nhân viên của mình cải thiện điểm yếu phát triển một cách chuyên nghiệp.

4. Cung cấp cơ hội phát triển nghề nghiệp cho nhân viên

Điều này cho nhân viên biết rằng bạn luôn ủng hộ họ 100%.

5. Đừng để nhân viên biết về những khó khăn trong cuộc sống riêng của mình

Một sếp tốt biết rạch ròi giữa công việc và cuộc sống riêng. Hãy để nhân viên nhìn nhận bạn như một người giỏi giang và chuyên nghiệp trong công việc thay vì một sếp hay kể lể về cuộc sống riêng.

6. Tạo niềm tin cho nhân viên

Một sếp tốt là một sếp đáng tin cậy. Do đó, hãy giữ lời hứa, làm theo cam kết và không bao giờ tiết lộ những điều " nhạy cảm" nhân viên đã tin tưởng chia sẻ với bạn.

7. Thể hiện tình cảm với nhân viên

Hãy cư xử với nhân viên như với một người bạn hay người thân của mình. Nếu gia đình nhân viên có chuyện buồn hay họ gặp thất bại, hãy bày tỏ sự đồng cảm và chia sẻ với họ.

8. Lắng nghe nhân viên

Một trong những đặc điểm nổi bật của một người sếp tuyệt vời là biết lắng nghe nhân viên. Đôi khi nhân viên không cần bạn phải tăng lương hay thăng chức cho họ, họ đơn giản chỉ cần một người lắng nghe và hiểu họ.

11 đặc điểm của một người sếp tuyệt vời - Ảnh 2.

Hãy cư xử với nhân viên như với một người bạn hay người thân của mình. Nếu gia đình nhân viên có chuyện buồn hay họ gặp thất bại, hãy bày tỏ sự đồng cảm và chia sẻ với họ.

9. Nắm rõ công việc của nhân viên

Khi bạn không hoàn toàn hiểu công việc của nhân viên hay họ làm việc như thế nào, thật khó để có thể giúp đỡ họ. Và khi đó thuyết phục cấp trên về giá trị của nhân viên cũng là một nhiệm vụ nan giải đối với bạn. Vì vậy, hãy cố gắng nắm rõ và hiểu những gì nhân viên của bạn đang làm hàng ngày.

10. Tuân thủ nội quy của công ty

Hãy là người gương mẫu thực hiện đúng những nguyên tắc của công ty. Nếu bạn đi là muộn hay ăn trưa lâu hơn, mọi người sẽ nhanh chóng chú ý. Hãy nhớ rằng nguyên tắc đặt ra không chỉ áp dụng với nhân viên mà với cả sếp. Một người sếp tốt sẽ nhận thức và nghiêm túc thực hiện nội quy.

11 đặc điểm của một người sếp tuyệt vời - Ảnh 3.

Hãy là người gương mẫu thực hiện đúng những nguyên tắc của công ty.

11. Công nhận thành công của nhân viên

Hãy dành vài lời " có cánh" cho nhân viên của mình khi họ vượt qua một giai đoạn làm việc bận rộn, đạt doanh số bán hàng cao hay chiến thắng trong một cuộc cạnh tranh…Tất cả sẽ khiến nhân viên cảm thấy mình được đánh giá cao và coi trọng. Và nó sẽ tạo ra sự nâng cao trong năng suất, tinh thần làm việc và hạnh phúc công sở của nhân viên.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo