Cuộc điều tra do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng cục Thống kê thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Kết quả điều tra cho thấy có khoảng 5,3% trẻ em và người chưa thành niên trong độ tuổi từ 5 đến 17 ở Việt Nam là LĐTE, tương đương khoảng 1 triệu trẻ. So với kết quả cuộc điều tra lần 1-2012, tỉ lệ LĐTE ở cuộc điều tra lần này giảm đáng kể, từ 15,5% năm 2012 xuống còn 9,1% năm 2018. Tuy nhiên trong số 1 triệu LĐTE, có gần 520.000 trẻ làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Số giờ làm việc của LĐTE làm các công việc này có xu hướng cao, trong đó 40,6% trẻ phải làm việc nhiều hơn 40 giờ/tuần.
Ông Chang Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam, cho rằng làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, quá giờ, thậm chí trái pháp luật gây tổn hại đến thể chất, tinh thần, cản trở việc học hành và tác động tiêu cực đến sự phát triển của trẻ em. Chính phủ Việt Nam đã và đang xây dựng lộ trình thực hiện Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) 8.7 và Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu LĐTE giai đoạn 2021-2030, do vậy cần có những hành động cụ thể hơn nữa để giảm thiểu tình trạng trên.
Bình luận (0)