1. Người hay buôn chuyện
Đó là những người không dành thời gian và tâm sức cho công việc mà dành để quan tâm những câu chuyện đời tư, soi mói cử chỉ hành động của người khác. Từ miệng của những kiểu người này, chuyện bé xé ra to, chuyện đơn giản thành chuyện nghiêm trọng. Đặc biệt, họ khiến cho cuộc sống cũng như công việc của bạn trở nên xáo trộn. Để đối phó với kiểu người này, cách tốt nhất là bạn hãy học cách "bơ đi mà sống", bạn chẳng cần giải thích thanh minh, thời gian sẽ giúp những người đồng nghiệp khác hiểu được cuộc sống và con người bạn.
2. Người hay ỷ lại người khác
Có những người rất siêng năng làm việc, bởi đơn giản họ có quan niệm "cần cù bù thông minh" nhưng ở công sở chắc chắn là không thể tránh khỏi kiểu người có thói quen ỷ lại. Vì sao? Bởi cái họ cần là kết quả sau khi người khác hoàn thành, chỉ cần được hưởng công, còn quá trình vất vả, tốn công sức ra sao thì họ không quan tâm. Đối với kiểu người này, bạn phải hết sức tỉnh táo, mọi sự nhờ vả không vượt quá giới hạn. Bạn phải làm rõ ranh giới giữa nhờ vả và giúp đỡ có ích.
3. "Sếp" chỉ quan tâm đến kết quả
Có thể mình bạn phải đảm nhận quá nhiều việc nhưng đối với sếp của bạn thì mọi chuyện là bình thường, số lượng công việc cho dù có gấp đôi, gấp ba so với gốc cũng chỉ là chuyện nhẹ như mây. Câu đầu tiên mà sếp hay nói với nhân viên là "là tôi tôi còn làm tốt hơn". 80% đều cảm thấy khó chịu và mệt mỏi với kiểu sếp như vậy.
4. Người chuyên nịnh hót
Đây là kiểu người phổ biến nhất trong chốn công sở. Khi người khác bỏ ra khá nhiều công sức để lao động, lấy năng lực và thành quả để chứng minh thì họ lại chọn cho mình con đường tắt là nịnh hót. Những người như vậy thường không quá coi trọng ai, ai có lợi thì người đó sẽ được tôn trọng. Đồng nghiệp và những người khác trong mắt họ chỉ dừng lại ở mức độ xã giao.
5. Người thích đề cao bản thân
Những người như vậy thường có biểu hiện khoe khoang thành tích của bản thân và cho rằng mọi người chắc chắn sẽ vô cùng ngưỡng mộ. Lần đầu có thể sẽ nhận được sự trầm trồ, khen ngợi nhưng các lần sau sẽ trở thành trò cười cho mọi người, bởi chẳng có kết quả nào mà không cần sự cố gắng, nếu chỉ huênh hoang vì thành tích nhất thời, bạn sẽ chẳng biết rút ra bài học kinh nghiệm trong khi thời cuộc thì không ngừng thay đổi.
6. Người thích đổ lỗi
Trong mỗi lần thất bại chung, không phải ai cũng dũng cảm đứng ra nhận lỗi, thế nhưng đáng sợ nhất vẫn là những người tìm cách đổ lỗi, trách móc người khác. Muốn đi đường dài phải có sự kết hợp của rất nhiều người, cùng bổ trợ và thay đổi lẫn nhau, nếu chỉ biết tìm ra điểm sai để loại bỏ nhau, chốn công sở sẽ chẳng có gì gọi là "đồng nghiệp", cạnh tranh là tốt nhưng không nên dùng cách hèn hạ để làm hại người khác.
Bình luận (0)