Trong đó số vụ TNLĐ chết người là 799 vụ, làm chết 862 người, bị thương nặng 1.952 người. Đáng lưu ý là số vụ TNLĐ trong lĩnh vực xây dựng từ 35 % năm 2015 đã giảm còn 22 % trong năm 2016 nhưng xây dựng vẫn là ngành nghề xảy ra nhiều TNLĐ chết người nhất; tiếp theo là khai thác khoảng sản, sản xuất vật liệu xây dựng... Các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất là ngã cao, điện giật, vật rơi, đổ sập, máy thiết bị cán, kẹp…
TP HCM là địa phương có số vụ TNLĐ năm 2016 cao nhất. Tiếp theo là Hà Nội, Thanh Hóa, Bình Dương, Quảng Ninh, Hải Dương, Đồng Nai, Quảng Nam, Thái Bình và Quảng Trị. Các địa phương trên có tổng số người chết vì TNLĐ là 504 người, chiếm 59,2% tổng số người chết vì TNLĐ trên toàn quốc.
Một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra trong ngành xây dựng
Nguyên nhân chủ yếu xảy ra TNĐ chết người gồm: người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; thiết bị không đảm bảo an toàn, người lao động không được huấn luyện an toàn lao động, không được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. Bộ LĐ-TBXH đã thanh tra an toàn lao động tại hơn 1.000 công trình xây dựng trong cả nước, qua đó xử phạt các doanh nghiệp sai phạm 16 tỉ đồng.
Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, số vụ TNLĐ theo báo cáo có độ vênh so với thực tế bởi nhiều trường hợp, người sử dụng lao động không báo cáo hoặc tự thỏa thuận bồi thường với gia đình người bị nạn nên cơ quan chức năng không nắm được.
Bình luận (0)