xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bất cập Luật Dạy nghề

Bài và ảnh: Hồng Nhung

Sau gần 7 năm áp dụng, nhiều người cho rằng cơ chế quản lý trường nghề của nước ta giống như quản… trường mẫu giáo

Tại buổi làm việc giữa Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội và TP HCM về việc thực hiện chính sách, pháp luật dạy nghề vừa diễn ra, nhiều trường nghề bày tỏ băn khoăn trong việc thực hiện các quy định về đào tạo nghề. Bà Mai Thị Thanh Thủy, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Lê Thị Riêng, cho hay: “Chính sách hỗ trợ lao động thành thị học nghề đã được ban hành nhưng vẫn tồn tại bất cập trong quá trình triển khai, như bị giới hạn về đối tượng, thời gian đào tạo; mức hỗ trợ chi phí đào tạo còn thấp…”.

Văn bản thiếu tính khả thi

Theo bà Thủy, thông tư của Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015” chỉ hướng dẫn mức chi dạy nghề cho trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng chứ không hướng dẫn mức chi dạy nghề cho trình độ trung cấp. Ngoài ra, chưa khuyến khích các nhà khoa học, nghệ nhân, lao động có tay nghề và nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề tại địa phương. Bà đề xuất: “Nên tăng chi phí đào tạo để các đối tượng trên gắn bó với công tác đào tạo nghề”.

Học viên đang học nghề tại Trường Trung cấp Bách khoa Sài Gòn
Học viên đang học nghề tại Trường Trung cấp Bách khoa Sài Gòn

Trước tình hình tuyển sinh xuống dốc của trường nghề, ông Lê Văn Kiệm, Hiệu trưởng Trường TCN Kỹ thuật nghiệp vụ Tôn Đức Thắng, thừa nhận việc các trường ĐH, CĐ “vét” hết học sinh là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trường nghề “ế ẩm”. Việc chuyển “thị phần” xuống học sinh THCS gây nguy hiểm cho việc phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao. Vì vậy, cần xem xét chấm dứt đào tạo hệ trung cấp trong trường ĐH để tạo điều kiện cho trường nghề tồn tại và hoạt động. “Có như vậy các chính sách, điều luật về dạy nghề mới được thực thi hiệu quả” - ông khẳng định.

Một số đại biểu cho rằng cơ chế quản lý trường nghề của nước ta giống như quản… trường mẫu giáo. Điển hình, chương trình đào tạo, đề thi bị bó hẹp; chế độ của người dạy và học trong hoạt động dạy nghề còn hạn chế… Nhiều nghị định, thông tư rất chặt chẽ, hợp lý; song, khi ứng dụng vào thực tế lại chồng chéo, không hiệu quả.

Quy định nửa vời

Dù quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp (DN) trong hoạt động dạy nghề nhưng Luật Dạy nghề không đề cập cách thức xử lý DN vi phạm. Ông Nguyễn Lê Đình Hải, Trưởng Phòng Đào tạo Trường CĐ Nghề Nguyễn Trường Tộ, cho hay việc liên kết đào tạo của trường gặp nhiều trở ngại. Phần lớn DN chỉ hợp tác dựa trên khung chương trình được quy định sẵn chứ không chủ động phối hợp xây dựng giáo án đào tạo. Việc tìm nơi thực tập cho học viên chủ yếu dựa vào các mối quan hệ cá nhân của thầy cô hoặc các đối tác lâu năm. “Theo Luật Dạy nghề, DN không tuân thủ luật cũng không bị xử lý vi phạm. Do đó, nhiều DN xem việc hợp tác là “ôm rơm nặng bụng”. Việc mở rộng thêm đối tác để bảo đảm đầu ra cho học viên lại càng khó hơn” - ông Hải than phiền.

Ghi nhận thực tế trên, ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP HCM đề xuất ngoài việc xử lý DN có hành vi thực hiện trái các điều khoản cụ thể tại chương V - Luật Dạy nghề (quy định quyền và nghĩa vụ của DN), nhà nước nên miễn, giảm thuế đối với DN tham gia đào tạo nghề. Bên cạnh đó, bản thân các cơ sở đào tạo nghề nên chủ động tìm giải pháp tháo gỡ bằng việc ký kết các chương trình liên tịch với DN, tự quảng bá hình ảnh nhà trường để thu hút học viên. 

Theo Sở LĐ-TB-XH, TP HCM hiện có 9.055 giảng viên dạy nghề. Trong đó có 3.403 giảng viên dạy hệ CĐ, 4.276 giảng viên dạy hệ sơ cấp, còn lại dạy trung cấp. Đến năm 2013, có 8.350 giảng viên nghề đạt chuẩn sư phạm (tỉ lệ 92%).

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo