xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bị kiện vì làm sai luật

Bài và ảnh: Mai Chi

Việc xử lý kỷ luật hay đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đều được pháp luật quy định rõ nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn cố tình bỏ qua, gây thiệt thòi cho người lao động

"Gần 1 năm trước, tôi và vợ bị công ty sa thải trong một ngày với cùng lý do. Khi tiến hành xử lý kỷ luật lao động, công ty không tuân thủ quy định của pháp luật. Điều này không chỉ gây bức xúc, khủng hoảng tâm lý cho chúng tôi mà còn đẩy gia đình tôi vào tình cảnh khó khăn do bị mất việc đột ngột". Đây là nội dung đơn khiếu nại mà anh Nguyễn Thanh Phong, nguyên là nhân viên Công ty TNHH L’Oreal Việt Nam (Công ty L’Oreal, quận 1, TP HCM), gửi đến các cơ quan chức năng TP HCM.

Kỷ luật tùy tiện

Theo hồ sơ, ngày 25-9-2007, anh được công ty ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn với công việc nhân viên đào tạo. Còn chị Đỗ Thị Quyên, vợ anh, làm việc tại công ty từ tháng 4-2013, trải qua 4 lần ký HĐLĐ xác định thời hạn, đến ngày 1-4-2016 cũng được ký HĐLĐ không xác định thời hạn với vị trí nhân viên kinh doanh.

Ngày 8-8-2016, anh chị cùng nhận được quyết định tạm đình chỉ công việc 15 ngày từ ông Brendon Urlich, tổng giám đốc, với lý do "để điều tra việc liên quan trong vụ vi phạm chính sách đạo đức của tập đoàn". Đến ngày 23-8-2016, công ty tiếp tục ra quyết định đình chỉ công việc của vợ chồng anh thêm 15 ngày.

Bị kiện vì làm sai luật - Ảnh 1.

Anh Nguyễn Thanh Phong, nhân viên Công ty L’Oreal, gửi đơn khiếu nại tại Báo Người Lao Động

Theo biên bản cuộc họp xử lý kỷ luật lao động do ông Phạm Mạnh Khôi, giám đốc nhân sự, chủ trì vào ngày 9-9-2016 thì từ phát hiện ông Nguyễn Văn Liệt, người đại diện pháp luật của Công ty TNHH Kinh doanh mỹ phẩm Thịnh Phát (Công ty Thịnh Phát - nhà phân phối của Công ty L’Oreal), có địa chỉ thường trú trùng với địa chỉ nhà cha anh Phong và địa chỉ trụ sở Công ty Thịnh Phát trùng với địa chỉ hiện tại của vợ chồng anh Phong nên công ty kết luận vợ chồng anh Phong thông đồng với ông Liệt thành lập Công ty Thịnh Phát nhằm tham gia vào hệ thống phân phối của công ty, vi phạm chính sách của công ty là cấm nhân viên tham gia vào mạng lưới phân phối. Theo anh Phong, công ty chỉ suy diễn chứ không có chứng cứ xác thực nào.

Phóng viên đã liên hệ với Công ty L’Oreal để tìm hiểu sự việc thì được ông Phạm Mạnh Khôi, đại diện công ty, trả lời: "Vụ việc đang được tòa án có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định của pháp luật và chúng tôi không bình luận thêm về ý kiến đưa ra của đương sự".

Đòi tiền thưởng mất luôncả việc

Cũng bị mất việc oan uổng là trường hợp của anh P.K.H, trưởng phòng lập trình Công ty Apac Consulting (quận Tân Bình, TP HCM). Ngày 1-10-2016, anh H. và công ty ký HĐLĐ thời hạn 2 năm. Theo phụ lục HĐLĐ ký cùng ngày, ngoài lương, hằng tháng anh H. được hưởng bổ sung các khoản: phụ cấp hiệu quả công việc (500.000 đồng), phụ cấp trách nhiệm (500.000 đồng), thưởng hiệu quả công việc (16,5 triệu đồng) và thưởng hiệu quả (KRD - 5,3 triệu đồng).

Ngày 9-1-2017, khi ký xác nhận bảng lương tháng 12-2016, anh H. phát hiện lương của mình bị thiếu 5 triệu đồng nên đã thắc mắc và được trả lời do anh quản lý dự án không hiệu quả, bị khách hàng đòi bồi thường nên bị trừ khoản thưởng KRD. "Trong cuộc họp giải quyết khiếu nại của tôi ngày 10-1, công ty không đưa ra được các căn cứ trừ thưởng và chứng cứ chứng minh việc khách hàng đòi bồi thường song lại đưa quyết định yêu cầu tôi nghỉ việc kể từ ngày 10-2-2017 với lý do công ty khó khăn cần thu hẹp sản xuất và phải cắt giảm nhân sự" - anh H. bức xúc.

Sau đó, công ty thông báo trả cho anh H. 2 tháng lương tiền trợ cấp mất việc làm và tiếp tục trừ thưởng tháng 1 của anh 5,3 triệu đồng. Dù khoản thưởng KRD được quy định trong phụ lục HĐLĐ và không có điều kiện kèm theo nhưng khi trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Kim Oanh, trợ lý giám đốc công ty, vẫn khẳng định đây không phải là khoản thưởng cố định. "KRD chỉ thưởng cho người làm việc hiệu quả. Anh H. bị khách hàng phàn nàn nhiều lần nhưng không chịu khắc phục nên bị trừ khoản thưởng này" - bà Oanh giải thích. Cũng theo bà Oanh, do tình hình kinh doanh của công ty gặp khó khăn nên phải cắt giảm lao động, ai làm không tốt sẽ bị cắt giảm trước. Đây chính là lý do để công ty ra quyết định cho anh H. nghỉ việc. Tuy vậy, bà Oanh cũng thừa nhận quy trình đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động của công ty còn "lỏng lẻo" vì chưa thỏa thuận với người lao động.

Chưa tuân thủ trình tự luật định

Nhận định về vụ việc tại Công ty TNHH L’Oreal, luật sư Phạm Ngọc Hưng, Đoàn Luật sư TP HCM, cho rằng công ty đã nóng vội trong xử lý kỷ luật bởi những căn cứ mà công ty đưa ra chưa đủ cơ sở chứng minh anh Phong, chị Quyên thông đồng với Công ty Thịnh Phát để trục lợi và tham gia vào mạng lưới phân phối của công ty. Bên cạnh đó, ông Phạm Mạnh Khôi không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty, không phải là người được ủy quyền ký HĐLĐ và cũng không được ủy quyền để tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động nhưng lại chủ trì cuộc họp xử lý kỷ luật sa thải là trái quy định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo