Nghiên cứu tập trung khảo sát các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất tiềm năng chịu ảnh hưởng của hạn mặn tại Cà Mau trên các lĩnh vực như: trồng lúa, chế biến lúa, gạo; trồng và chế biến cây ăn trái; đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản… Đồng thời, phỏng vấn nhóm lao động làm việc trong các lĩnh vực này.
Kết quả cho thấy, ảnh hưởng lớn nhất của hạn mặn là cơ hội và sự ổn định về việc làm, tiếp đến là thu nhập. 58% NLĐ được hỏi cho rằng thu nhập bị giảm do ảnh hưởng của hạn mặn. Thời gian làm việc của NLĐ cũng bị ảnh hưởng bởi hạn mặn theo các chiều hướng khác nhau: 50% số người được hỏi cho rằng thời gian làm việc tăng lên và 14% thời gian làm việc giảm xuống.
Trước tác động của hạn hán và xâm nhập mặn, 33,3% DN, cơ sở sản xuất được khảo sát đã phải tạm ngừng sản xuất từ cuối năm 2019 đến tháng 3-2020; 20% phải thay đổi mô hình sản xuất, chuyển đổi giống, sản phẩm; 26,7% phải thực hiện thay đổi kỹ thuật sản xuất. Đáng chú ý, đối với các DN thực hiện việc cắt giảm lao động, tạm ngừng việc, lao động bị cắt giảm đầu tiên là các lao động phổ thông, lao động tự do và thường không có trợ cấp gì khi nghỉ việc.
Bình luận (0)