Cá nhân được xét chọn là kỹ sư (bậc 2 trở lên) đang trực tiếp sản xuất hoặc trực tiếp điều hành sản xuất; công nhân trực tiếp sản xuất có bậc thợ 2/5, 3/6, 3/7 trở lên. Ưu tiên các đối tượng đang làm việc tại doanh nghiệp thuộc các ngành trọng điểm của TP như cơ khí chế tạo, điện - điện tử công nghiệp, hóa chất - cao su - nhựa, chế biến lương thực - thực phẩm, công nghệ sinh học, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ thực phẩm. Ứng viên phải tốt nghiệp THPT trở lên, có thời gian công tác tại doanh nghiệp ít nhất 5 năm. Người được xét chọn Giải thưởng Tôn Đức Thắng phải là tác giả (hoặc đồng tác giả) của ít nhất 1 đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật được ứng dụng vào thực tiễn, tiết kiệm từ 200 triệu đồng trở lên đối với kỹ sư hoặc 80 triệu đồng trở lên đối với công nhân trực tiếp, được doanh nghiệp quyết định công nhận và khen thưởng.
Hồ sơ tham dự giải gồm có: bản báo cáo thành tích, tờ trình của CĐ cấp trên cơ sở, bảng chấm điểm của CĐ cấp trên cơ sở theo các tiêu chí, bản sao các quyết định công nhận sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và 1 ảnh chân dung 9x12 cm hoặc 1 ảnh chụp đang làm việc tại đơn vị. Các đơn vị gửi hồ sơ tham gia Giải thưởng Tôn Đức Thắng về Ban Chính sách Pháp luật LĐLĐ TP trước ngày 20-5.
Anh Nguyễn Hồng Thảo, kỹ sư cảng Bến Nghé (trái), đạt Giải thưởng Tôn Đức Thắng năm 2017
Bình luận (0)