xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ Luật Lao động: Nhiều quy định chưa rõ ràng

Trường Hoàng

Các quy định trong dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi vẫn chưa rõ ràng có thể gây ra nhiều cách hiểu khác nhau trong quá trình thực hiện

img
Công nhân Công ty Kim Đô (quận Gò Vấp- TPHCM) rất gắn bó vì được doanh nghiệp chăm lo việc làm, thu nhập, nhà ở... Ảnh: Vĩnh Tùng
“Dự thảo Bộ Luật Lao động (BLLĐ) lần này vẫn còn hơi hướng của BLLĐ hiện hành, một số quy định trong dự thảo sẽ khó thực hiện, câu chữ còn chưa rõ nghĩa…”. Ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) TPHCM, đã nhận xét như vậy tại hội thảo góp ý BLLĐ sửa đổi do Thường trực Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM tổ chức cuối tuần qua.

Nên trả trợ cấp theo lương thực nhận

Ông Hưng dẫn chứng tại điều 8, dự thảo chỉ nêu các hành vi nghiêm cấm người sử dụng lao động như ngược đãi người lao động (NLĐ), quấy rối tình dục… mà không hề có quy định ngược lại đối với NLĐ. Hay như tại khoản 3 điều 48 quy định: “Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) và phụ cấp lương (nếu có) bình quân của 6 tháng liền kề trước khi thôi việc”, theo ông Hưng, quy định này không có lợi cho NLĐ vì hiện nay hầu hết DN khi ký kết HĐLĐ thường ghi mức lương bằng hoặc cao hơn lương tối thiểu chút ít trong khi lương thực trả cao hơn rất nhiều. Ông Hưng đề nghị tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương thực nhận của 6 tháng liền kề trước khi NLĐ thôi việc.

Về quy định tiền lương làm thêm giờ, nhiều đại biểu cho rằng quy định NLĐ làm việc vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần, ngày nghỉ lễ được trả ít nhất bằng 150%, 200%, 300% là không rõ nghĩa. Tiền lương này có bao gồm tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) hay không? Dự thảo nên quy định rõ hơn. Nếu tiền lương làm thêm bao gồm tiền BHXH, BHYT thì NLĐ sẽ có lợi hơn.

Đề nghị tăng ngày nghỉ Tết, nghỉ việc riêng

Đối với quy định “khi HĐLĐ hết hạn mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, hai bên phải ký kết HĐLĐ mới, nếu không ký HĐLĐ mới, hợp đồng đã giao kết trở thành không xác định thời hạn”, bà Nguyễn Thị Dân, Trưởng Phòng Lao động – Tiền lương – Tiền công (Sở LĐ-TB-XH TPHCM), cho rằng quy định này trên thực tế vướng rất nhiều và thường gây tranh chấp. Bà Dân nói: “Rắc rối là ở chỗ thời hạn 30 ngày sau khi hết hạn hợp đồng. Dù Bộ LĐ-TB-XH đã có hướng dẫn trong thời gian này nếu NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì mọi quyền lợi và nghĩa vụ sẽ tuân thủ theo hợp đồng đã ký trước đó, thế nhưng do chỉ là hướng dẫn của bộ nên giá trị pháp lý không cao. Tôi đề nghị bỏ quy định về thời hạn 30 ngày, chỉ cần sau khi hợp đồng hết hạn mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì hợp đồng mặc nhiên trở thành không xác định thời hạn”.

Về quy định nghỉ Tết, nghỉ việc riêng, đại diện Sở LĐ-TB-XH TP đề nghị tăng ngày nghỉ Tết Nguyên đán lên 5 ngày thay vì 4 ngày như hiện nay. Trường hợp anh, chị, em ruột chết thì được nghỉ 3 ngày, điều này phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Phương án không đăng ký thang lương, bảng lương cũng được đại diện Sở LĐ-TB-XH TP ủng hộ. “Điều này nhằm tăng cường vai trò giám sát của Công đoàn cơ sở và đỡ gánh nặng cho cơ quan quản lý Nhà nước cũng như tăng cường ý thức tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của DN. Ngoài ra, dự thảo nên bổ sung quy định NLĐ làm việc với HĐLĐ không xác định thời hạn nếu muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng cũng phải có lý do hợp pháp, chính đáng như đối với hợp đồng có thời hạn”- bà Nguyễn Thị Dân nhấn mạnh.

Phải sửa quy định về tiền thưởng

Về quy định tiền thưởng, dự thảo cũng giống với luật hiện hành là “căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh”. Ông Hồ Xuân Lâm, Trưởng Phòng Quản lý lao động các KCX-KCN TPHCM, cho rằng quy định hiện hành khi áp dụng thường xảy ra tranh chấp vì DN có thể báo cáo lỗ để không thưởng. Ông Lâm đề nghị cần quy định rõ là “căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc của NLĐ” để thưởng là hợp lý. Quy định như vậy, DN mới chủ động tính toán tiền thưởng và NLĐ mới có lợi.

Liên quan đến việc nghỉ phép năm, ông Lâm cho rằng nên quy định ngay sau khi ký HĐLĐ có thời hạn 1 năm, NLĐ được hưởng phép năm theo tỉ lệ thời gian làm việc. Ông Lâm dẫn chứng: “Quy định hiện hành chưa rõ dẫn đến mỗi người hiểu mỗi cách. Có nơi hiểu phải làm đủ 12 tháng mới được nghỉ phép, có nơi lại  hiểu ký hợp đồng xong là được nghỉ đủ số ngày phép trong năm”.

Liên quan đến tiền lương trong thời gian thử việc, đại biểu Phạm Hiếu Nghĩa, Phó Ban Pháp chế HĐND TPHCM, đề nghị tăng lên 90% thay vì 85% như dự thảo. “Quy định tiền lương thử việc cao nhằm mục đích để DN nhanh chóng ký kết HĐLĐ chính thức chứ không lợi dụng thời gian thử việc để chèn ép NLĐ”- ông Nghĩa nhấn mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo