Đó là dẫn chứng mà đại biểu Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động TP HCM, đưa ra tại phiên thảo luận ở Hội trường của Quốc hội ngày 23-5 về Bộ luật Lao động (sửa đổi) liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động. Theo ông Trần Thanh Hải, vấn đề xúc phạm thân thể và nhân phẩm của người lao động, dự thảo Bộ luật lao động ở Điều 130 đã quy định điều này.
Đại biểu Trần Thanh Hải đề nghị quy định về vấn đề xúc phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động cần phải được bổ sung vào Điều 8 về các hành vi bị nghiêm cấm như Điều 8 của Bộ luật Lao động năm 1994 đã có những qui định tương tự để có thể đủ sức để cảnh giác về người sử dụng lao động xung quanh việc hành xử đối với người lao động.
Ngoài ra, theo ông Hải, điểm mới trong dự thảo bộ luật lần này là quy định “đối thoại tại nơi làm việc” giữa người lao động với người sử dụng lao động sẽ là giải pháp tốt để tháo gỡ các “ngòi nổ” về trang chấp LĐ và đình công đang gia tăng hiện nay.
Vấn đề tăng giờ làm thêm được thảo luận sôi nổi với nhiều ý kiến khác nhau tại các kỳ họp trước. Tại Kỳ họp thứ 3, QH khóa XIII lần này, quy định giờ làm thêm trong dự thảo bộ luật đã được điều chỉnh theo hướng “không cho phép tăng giờ làm thêm”.
“Tôi đã từng làm công nhân và cán bộ CĐ 45 năm. Tôi biết rất rõ việc tăng giờ làm thêm sẽ ảnh hưởng xấu đến bản thân người CN (nhất là LĐ nữ) là như thế nào! Vì vậy, không tăng giờ làm thêm là đúng”, đại biểu Cù Thị Hậu (Hưng Yên)- nguyên Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong báo cáo giải trình đã ưu tiên lựa chọn là giữ nguyên như Bộ luật Lao động hiện hành (nghĩa là quy định thời gian làm thêm tối đa không quá 200 giờ/năm, trong một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì người sử dụng lao động mới được huy động không quá 300 giờ/năm) đã được đa số đại biểu Quốc hội đồng tình.
Về chính sách đối với lao động nữ, các ý kiến tập trung vào quy định về thời gian nghỉ thai sản. Đại biểu Nguyễn Thị Thanh Hòa (Bắc Ninh), đại biểu Nguyễn Trung Thu (Long An), đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (đoàn Bà Rịa- Vũng Tàu) và một số đại biểu khác đề nghị thời gian nghỉ thai sản phải vừa bảo đảm quyền lợi của lao động nữ, vừa bảo đảm quyền lợi của trẻ em, bảo đảm công bằng giữa các nhóm lao động nữ có điều kiện làm việc, điều kiện sức khỏe khác nhau.
Vì vậy phải tăng thời gian nghỉ thai sản và quyền được hưởng chính sách thai sản cho tất cả các nhóm lao động nữ lên 6 tháng, nhưng cũng cho phép người lao động có quyền đi làm sau khi nghỉ đủ 4 tháng trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng vẫn được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội. Quy định này đảm bảo công bằng cho tất cả các đối tượng phụ nữ và tạo sự linh hoạt cho người lao động và người sử dụng lao động.
Ủy ban thường vụ Quốc hội thì tán thành với phương án người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.
Bình luận (0)