xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bữa ăn của CN phải bảo đảm an toàn

MAI CHI

Tình trạng ngộ độc thực phẩm tập thể sẽ được cải thiện nếu doanh nghiệp quan tâm đúng mức đến chất lượng bữa ăn giữa ca của người lao động


Đầu tháng 7-2017, sau khi ăn cơm trưa, hơn 600 công nhân (CN) của Công ty TNHH Samho An Giang (KCN Bình Hòa, tỉnh An Giang) phải nhập viện khẩn cấp vì ngộ độc thực phẩm. Đáng nói là thời gian gần đây, số vụ ngộ độc tập thể đang có chiều hướng gia tăng.

Xem nhẹ sức khỏe công nhân

Theo phản ánh của CN, trước đây, Công ty TNHH Samho An Giang hợp đồng với chi nhánh doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Tấn Lộc (tỉnh An Giang) cung cấp suất ăn công nghiệp cho CN. Đến ngày 30-6, DN ngừng cung cấp suất ăn. Vì vậy, công ty hợp đồng với bà Trần Thị Hằng (chủ cơ sở nấu ăn Diễm Hằng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) cung cấp 4.180 suất ăn (trong đó có 370 suất ăn chay) cho CN vào ngày 1-7. Đáng nói là toàn bộ suất ăn cung cấp cho công ty không phải do phía bà Hằng chế biến mà cơ sở này có mua thêm cơm ký (nấu chín sẵn) và 370 suất ăn chay từ các cơ sở khác.

Bữa ăn của CN phải bảo đảm an toàn - Ảnh 1.

Công nhân Công ty CP May Việt Thắng luôn an tâm với bữa ăn ngon, bảo đảm vệ sinh - an toàn Ảnh: THU HUỆ

Trước đó, vào ngày 19-5, sau khi dùng bữa trưa, gần 70 CN Công ty TNHH Công nghiệp SIGMA (KCN Giao Long, tỉnh Bến Tre) bị đau bụng và nôn ói dữ dội phải nhập viện cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán CN bị ngộ độc thực phẩm. Các CN phản ánh trong bữa cơm trưa họ phải ăn cơm sống kèm canh cải chua và bắp cải luộc. Khoảng 1 giờ sau khi ăn, CN đồng loạt có biểu hiện bị ngộ độc.

Vào tháng 3-2017, hơn 300 CN Công ty TNHH Quốc tế Samil Vina (KCN Nam Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) cũng phải nhập viện cấp cứu do ngộ độc thực phẩm sau khi ăn trưa tại nhà ăn tập thể của công ty. Theo tìm hiểu của chúng tôi, thức ăn của CN được cung ứng bởi một đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp tại thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Trước đó, khi phát hiện trong suất ăn do đơn vị này cung cấp có dòi, bọ, CN đã kiến nghị công ty đổi đơn vị cung cấp suất ăn khác nhưng không được giải quyết. Năm 2016, tại công ty cũng đã xảy ra ngừng việc tập thể đòi thay đổi nhà cung cấp suất ăn, cải thiện chất lượng bữa ăn giữa ca.

An toàn đặt lên cao nhất

Khi điều tra nguyên nhân các vụ ngộ độc tập thể, cơ quan chức năng nhận định nguyên nhân chủ yếu là do DN chưa quan tâm đúng mức đến bữa ăn giữa ca của người lao động (NLĐ). Thực tế cho thấy ở những DN có sự đầu tư, chăm lo chu đáo cho bữa ăn của NLĐ thì hầu như không xảy ra tình trạng này. Điển hình như Công ty CP May Việt Thắng (quận Thủ Đức, TP HCM), với hơn 1.900 CN đang làm việc nhưng nhiều năm qua luôn bảo đảm bữa ăn an toàn - vệ sinh cho CN. Ở đây, từ năm 2012, việc nấu ăn cho CN được Công đoàn (CĐ) đảm trách. Bà Đàm Minh Hoa, chủ tịch CĐ kiêm phụ trách bếp ăn công ty, chia sẻ: "Tuy giá mỗi suất ăn của CN chỉ 15.500 đồng nhưng với tiêu chí phục vụ không lợi nhuận, giá trị thực bữa ăn của CN được bảo đảm tối đa. Thực đơn bữa ăn được thay đổi hằng ngày. Mỗi bữa ăn của CN bao gồm 2 món mặn, món canh, món xào. Nếu không muốn ăn cơm, CN có thể lựa chọn các món có nước (phở, bún, mì…) hoặc món chay để thay đổi khẩu vị".

Để bữa ăn vừa ngon vừa an toàn, ngoài việc ký hợp đồng mua thực phẩm từ các đơn vị uy tín, CĐ còn đề xuất công ty cấp kinh phí để mua máy xét nghiệm thực phẩm của Mỹ, các bộ que thử hàn the của Viện Khoa học Công nghiệp Việt Nam để tự kiểm tra thực phẩm đầu vào trước khi chế biến. Vào 9 giờ mỗi ngày, nhân viên Phòng Y tế của công ty còn đến nhà bếp lấy mẫu thức ăn kiểm tra và lưu mẫu. Chị Kiều Tiên, một CN lâu năm của công ty, nói: "Từ ngày CĐ đảm trách việc nấu ăn cho CN thì chất lượng bữa ăn đã thay đổi, chúng tôi rất an tâm".

Tuy chưa thể tự tổ chức bữa ăn cho CN nhưng nhờ giám sát chặt chẽ nên bữa ăn giữa ca của CN Công ty TNHH Aban Việt Nam (quận 12, TP HCM) cũng bảo đảm chất lượng, an toàn. Ông Nguyễn Hoàng Nam, Chủ tịch CĐ công ty, cho biết hiện mỗi suất ăn có giá 16.000 đồng. Để bảo đảm chất lượng, công ty thay đổi nhà cung cấp hằng năm. Ông Nam giải thích: "Cùng ăn hằng ngày với CN nên tôi nhận thấy khi mới ký hợp đồng, chất lượng bữa ăn được các nhà cung ứng thực hiện khá tốt nhưng càng về sau càng tệ dần. Để khắc phục điều đó, CĐ kiến nghị công ty thường xuyên thay đổi nhà cung cấp".

Ông Nam cho biết trước khi ký hợp đồng, giám đốc yêu cầu phòng nhân sự cùng CĐ trực tiếp đến đơn vị cung cấp để xem nơi chế biến có bảo đảm an toàn vệ sinh không. Tiếp đó, công ty sẽ cho NLĐ ăn thử trong 1 tuần để ghi nhận ý kiến. Chỉ khi nhận được phản hồi tích cực từ CN, công ty mới ký hợp đồng. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo