xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cầm cố, mua bán sổ BHXH: Người lao động thiệt đủ đường

Xuân Thảo (Báo Hải quan)

Được coi là “của để dành” của người lao động khi về già, vậy nhưng kể từ khi giao sổ cho người lao động quản lý, trong thời gian vừa qua đã có hàng loạt các trang web, tin nhắn chào mời người lao động cầm cố sổ BHXH

Theo đánh giá của BHXH Việt Nam, việc bàn giao sổ BHXH mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực như người lao động (NLĐ) chủ động hơn trong việc quản lý quá trình đóng - hưởng của bản thân; tham gia giám sát việc người sử dụng lao động và cơ quan BHXH thực hiện pháp luật BHXH cho mình. Từ đó, góp phần ngăn ngừa tình trạng NLĐ bị trích trừ tiền lương để đóng BHXH nhưng chủ sử dụng lao động không nộp tiền về cơ quan BHXH, trốn trách nhiệm đóng thuộc chủ sử dụng và phần đóng của người lao động mà họ không biết.

Mua bán công khai trên mạng

Bên cạnh đó, việc NLĐ được tự quản lý sổ BHXH của mình khi nghỉ việc sẽ kịp thời được giải quyết chế độ BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp hoặc có ngay sổ BHXH để tiếp tục tham gia, cộng nối quá trình đóng BHXH khi chuyển sang làm việc tại đơn vị khác. Mặt khác, người sử dụng lao động tiết kiệm được chi phí, thời gian và nhân lực làm công tác quản lý sổ BHXH.

Tuy nhiên lợi dụng việc giao sổ BHXH để tự quản lý, không ít NLĐ đã mang thế chấp, cầm cố sổ BHXH thậm chí là bán sổ BHXH cho một bên thứ ba là bên dịch vụ để được cầm số tiền trước, tất nhiên số tiền mà NLĐ nhận được sẽ thấp hơn số tiền đáng ra họ sẽ nhận được (sau khi trừ phí dịch vụ). 

Cầm cố, mua bán sổ BHXH: Người lao động thiệt đủ đường - Ảnh 1.

Chỉ cần đánh từ khóa "cầm sổ BHXH" trên trang web tìm kiếm sẽ ngay lập tức tìm được khoảng 339.000 kết quả trong 0,37 giây. Trên các trang web này có thể dễ dàng tìm được các thông tin, số điện đăng công khai về dịch vụ cầm cố, mua bán sổ BHXH. Gõ cụm từ tìm kiếm "mua bán sổ BHXH" trên Facebook, lập tức hàng trăm trang Fanpape, Facebook liên quan đến hoạt động bán sổ BHXH hiện ra như: Thu mua sổ BHXH; Thu gom sổ BHXH số lượng lớn…Đặc biệt, có thể dễ dàng tìm thấy các thông tin về cấm cố, thu gom sổ BHXH ở các khu công nghiệp có số lượng đông công nhân. Có không ít công nhân đã mang sổ BHXH của mình để cầm cố vay tiền, nhiều trường hợp đã bỏ luôn sổ BHXH do không có tiền chuộc vì tiền quá hạn tăng.

Sổ BHXH không phải để cầm cố

Theo Quyết định 1035 và Quyết định 595 của BHXH Việt Nam, trường hợp NLĐ mang sổ BHXH đi cầm cố, thế chấp, sẽ không được cấp lại sổ. Ngoài ra, sổ BHXH cũng không phải là đối tượng tài sản được cầm cố, thế chấp hoặc mua bán theo quy định. Điều 27 Nghị định 95/2013 quy định mức phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng đối với NLĐ có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung liên quan đến việc hưởng BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp.

Hành vi cầm cố sổ BHXH của NLĐ, sau đó làm thủ tục kê khai sổ BHXH bị mất, hư hỏng để xin cấp lại, đã thuộc trường hợp kê khai không đúng sự thật, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Sổ BHXH không có giá trị cầm cố. Việc thế chấp là tự phát, mang tính chất dân sự giữa hai bên. Mặc dù vậy tình trạng cầm cố, bán sổ BHXH vẫn chưa có dấu hiệu giảm.

Người lao động sử dụng sổ BHXH để mua bán, trao đổi, thế chấp thì khi có tranh chấp về pháp luật, người lao động sẽ chịu thiệt. Chính vì vậy NLĐ tuyệt đối không thế chấp hay bán lại sổ BHXH của mình cho các đối tượng thu mua để phòng, tránh những tình huống xấu có thể xảy ra. Phải coi sổ BHXH là một loại tài sản đặc biệt gắn liền với nhân thân, quyền lợi không thể tách rời của người lao động.

Còn đối với người, đơn vị nhận cầm cố sổ BHXH, theo quy định tại Điều 28 quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH ban hành kèm theo Quyết định số 636/2016/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam, khi giải quyết hưởng BHXH một lần phải kiểm tra, đối chiếu các yếu tố về nhân thân, số sổ BHXH, dữ liệu về quá trình đóng BHXH của NLĐ đảm bảo không giải quyết hưởng trùng. Khi cơ quan BHXH giải quyết chế độ BHXH cho NLĐ, phải căn cứ trên dữ liệu về quá trình đóng BHXH của NLĐ trên phần mềm, nên chỉ giải quyết chế độ 1 lần, không thể giải quyết trùng lần nữa được.

Vì vậy, cầm cố, thế chấp sổ BHXH sẽ là "thiệt đủ đường" cho cả các bên tham gia cầm cố. Trong đó, hệ lụy lớn nhất là quyền lợi của người tham gia BHXH có thể "tiêu tan". Người lao động cần chú ý bảo quản sổ BHXH của mình và cân nhắc kỹ càng trước khi mang đi cầm cố, tránh tình trạng "trắng" quyền lợi.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo