Số tiền xử phạt gần114,5 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo BHXH Việt Nam, số lượng doanh nghiệp (DN) vi phạm hành chính bị xử phạt vẫn còn thấp so với các đơn vị chậm đóng, nợ tiền đóng bảo hiểm. Số DN chấp hành quyết định số tiền xử phạt cũng còn hạn chế. Đặc biệt, nhiều DN trốn tránh, cố tình chây ì không thực hiện quyết định xử phạt. Theo Luật BHXH năm 2014 (có hiệu lực ngày 1-1-2016), tổ chức Công đoàn (CĐ) được trao quyền khởi kiện ra tòa án đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động (NLĐ), tập thể NLĐ. Tuy nhiên, việc khởi kiện của tổ chức CĐ gặp nhiều khó khăn do quy định về việc ủy quyền của NLĐ, quyền khởi kiện của các tổ chức CĐ trong các văn bản pháp luật còn nhiều điểm chưa rõ. BHXH Việt Nam cũng đã cung cấp hồ sơ kiến nghị cơ quan điều tra khởi tố các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH. Tuy nhiên, đến nay hầu hết chưa thực hiện xử lý hình sự với những lý do vướng mắc trong các văn bản quy định.
Cán bộ LĐLĐ quận Bình Tân, TP HCM hướng dẫn thủ tục khởi kiện đòi nợ BHXH cho công nhân Công ty TNHH Sunlight Ảnh: CAO HƯỜNG
Để bảo vệ quyền thụ hưởng của NLĐ, BHXH Việt Nam kiến nghị Thanh tra Chính phủ đề xuất Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Thanh tra theo hướng luật hóa việc thành lập cơ quan thanh tra của ngành BHXH Việt Nam. Đồng thời, điều chỉnh quy định về cơ cấu tổ chức hệ thống thanh tra, kiểm tra BHXH để phù hợp với chức năng, vị trí pháp lý của BHXH Việt Nam.
Bình luận (0)