xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần tách tuổi hưởng chế độ với tuổi hưu

An Khánh

(NLĐO) - Giai đoạn 2016-2020, bình quân mỗi năm gần 750.000 lao động hưởng BHXH một lần. Khoảng 10% lao động rút một lần có thời gian đóng BHXH từ đủ 10 năm trở lên.

Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, đến hết năm 2022, cả nước có hơn 17 triệu người tham gia BHXH, độ bao phủ mới đạt 38% lực lượng lao động trong độ tuổi và còn khoảng 28,4 triệu người chưa vào hệ thống. Độ bao phủ BHXH tăng chậm trong khi số người về một cục lại tăng, bình quân cứ hai người vào hệ thống thì một người rời đi. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống kê giai đoạn 2016-2020, bình quân mỗi năm gần 750.000 lao động hưởng BHXH một lần. Khoảng 10% lao động rút một lần có thời gian đóng BHXH từ đủ 10 năm trở lên.

Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ Dự thảo Luật BHXH sửa đổi. Trong đó, nội dung được nhiều người lao động quan tâm nhất là quy định giảm số năm đóng BHXH để hưởng lương hưu. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quy định giảm số năm đóng để được hưởng lương hưu nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn (45-47 tuổi mới bắt đầu tham gia) hoặc những người tham gia không liên tục dẫn đến khi đến tuổi nghỉ hưu vẫn không tích lũy đủ 20 năm đóng BHXH cũng được hưởng lương hưu.

Cần tách tuổi hưởng chế độ với tuổi hưu - Ảnh 1.

Chia sẻ trên Báo Diễn đàn Doanh nghiệp về giải pháp để hạn chế rút BHXH một lần, bà Phạm Thu Lan, Viện phó Công nhân Công đoàn cho rằng, ngoài sửa luật còn phải thay đổi đồng bộ quy định về lương tối thiểu, là mức đủ sống chứ không phải chỉ tồn tại. Bà Lan đồng ý giảm số năm đóng BHXH xuống 15, nhưng đợi đến tuổi hưu mới được hưởng lương hưu là quá lâu. Đi kèm với giảm năm đóng thì cần giảm tuổi hưởng, rút ngắn thời gian chờ để lao động vừa có khoản trang trải cuộc sống trong khi đợi lương hưu, tức cần tách tuổi hưởng chế độ với tuổi hưu.

Gởi ý kiến đến Báo Người Lao Động, nhiều bạn đọc cũng đề xuất những giải pháp thiết thực để giữ người lao động ở lại hệ thống an sinh. Bạn đọc Hoàng Văn Việt góp ý: "Tuổi nghỉ hưu nên áp dụng cho từng ngành nghề,lao động nặng nhọc làm sao mà cầm cự được đến 62 tuổi, đến 55 tuổi là cố gắng hết sức rồi". Một bạn đọc giấu tên bày tỏ: "Giảm tuổi nghỉ hưu là mấu chốt của việc NLĐ sẽ không rút BHXH 1 lần như hiện này. Chứ dự thảo đưa ra phương án giảm năm đóng BHXH cho người từ 45 hay 47 tuổi mới bắt đầu đi làm để đóng BHXH cho đến khi 60- 62 tuổi là không khả thi. Tuổi đó doanh nghiệp nào nhận?".

Bạn đọc Trần Hòa chia sẻ: "BHXH phải là một chính sách ưu việt và người lao động phải là người hưởng lợi nhiều nhất. Vì vậy theo tôi ban soạn thảo luật khi dự thảo phải đặt quyền lợi lên người lao động lên trên hết. Đối với cán bộ công chức thì nên qui định tuổi hưu của nam là 60 tuổi, nữ là 55 tuổi là phù hợp nhất".

Bạn đọc Lương Hồng Tâm đặt câu hỏi: "Ai, và bao nhiêu người mà 45, 47 tuổi mới bắt đầu đi làm? Và công ty nào nhận người vào làm việc khi họ đã 45, 47 tuổi... Nhờ các vị thống kê giúp vài con số cụ thể. Việc bảo hạ năm đóng BHXH xuống 15 năm để người đi làm muộn (45,47 tuổi) được nhận lương hưu là... phi thực tế". Theo bạn đọc Hạnh Phan, người lao động đủ 50 tuổi đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, bị mất việc làm, mất sức lao động, nên giải quyết lương hưu cho họ, vì độ tuổi này sức khỏe suy giảm khó tìm việc làm, có làm cũng không năng suất.

Cần tách tuổi hưởng chế độ với tuổi hưu - Ảnh 2.

Bạn đọc Phạm Văn Hải phân tích: "Theo tôi các công ty xí nghiệp, cứ tới 45 tuổi đến 50 tuổi là họ đã tìm đủ mọi cách để cho nghỉ việc rồi, dù có đủ 20 năm thì đâu có xin việc cũng chẳng có nơi nào nhận. Vậy đợi đủ 62 tuổi, còn thời gian đợi chờ không, biết lấy gì ăn. Theo tôi giảm tuổi nghỉ hưu là cần thiết. Một bạn đọc tên Cường đề xuất: "Đồng ý đóng nhiều hưởng nhiều, ít hưởng ít. 50 tuổi nếu đóng đủ 35 % thì hưởng 75%. Nếu đóng 30 thì hưởng 65%". Nhiều bạn đọc cho rằng để hạn chế rút bảo hiểm một lần nên giữ nguyên mức 20 năm đóng BHXH trở lên. Nhưng giảm tuổi để được hưởng lương hưu xuống với nam 55 tuổi, nữ 53 tuổi. Những người đã có 25 năm đóng bảo hiểm trở lên là có quyền quyết định nghỉ hưu hưởng lương hay tiếp tục đi làm để nhận lương cao hơn tùy theo sức khỏe của mỗi người.

"Báo Người Lao Động nên tổ chức hội thảo về vấn đề này để có tiếng nói mạnh hơn. Giảm năm đóng tạo điều kiện cho người đóng muộn hưởng lương hưu, thì phải giảm tuổi nghỉ hưu đối với những người đóng nhiều, đóng đủ năm hưởng mức lương 75% của BHXH. Và giải quyết cái nghịch lý khi đang làm việc thì lương 100% với nhiều khoản phụ cấp khác mà vẫn chưa đảm bảo đủ sống, nhà nước phải tăng lương cơ bản, nhưng về hưu chỉ lĩnh được 75% lương cơ bản, phụ cấp thì mất hết thì.....sống như thế nào" - một bạn đọc giấu tên góp ý.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo