Trong thông báo mới nhất ban hành cùng ngày, phía công ty vẫn bảo lưu cách trả thưởng Tết, trong đó 60% sẽ được thanh toán (vô điều kiện) trước Tết Âm lịch, 30% còn lại được trả sau Tết Âm lịch (CN phải đạt trên 70% sản lượng).
Về tiền lương, công ty sẽ nâng lương cơ bản đồng loạt ở mức 50.000 đồng, đi kèm theo đó là phụ cấp (thấp nhất 200.000 đồng, cao nhất 400.000 đồng). Tuy nhiên, để nhận được các phụ cấp nói trên, CN phải đạt từ 75% đến 90% sản lượng.
Điều kiện để được hưởng chính sách tiền lương nói trên chỉ áp dụng cho những CN đang nhận mức lương cao hơn mức lương tối thiểu. Với những CN có mức lương thấp hơn lương tối thiểu thì lương căn bản sẽ được tăng lên bằng mức lương tối thiểu và được hưởng 50% phụ cấp nêu trên.
Phía công ty cũng buộc CN muốn tiếp tục làm việc cần phải ký vào giấy cam kết và tuân thủ quy định của doanh nghiệp. Trao đổi với phóng viên, một số CN cho biết họ sẽ không trở lại làm việc bởi điều kiện mang tính áp đặt trong cam kết. Cụ thể: CN phải cam kết đạt sản lượng trung bình từ 70% trở lên. Các tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng nếu không đạt sản lượng từ 75% trở lên trong hai tháng liên tiếp hoặc 3 tháng trong một năm sẽ bị cắt phụ cấp trách nhiệm và tự viết đơn xin thôi việc.
Trong văn bản đề xuất gởi ban giám đốc công ty, sau khi tổng hợp ý kiến của CN, Công đoàn Công ty đề xuất 2 phương án cụ thể để giải quyết rốt ráo vấn đề lương, thưởng Tết. Theo đó, CĐ công ty đồng ý phương án giải quyết tiền thưởng Tết do ban giám đốc đưa ra song không được áp đặt điều kiện về năng suất.
Về tiền lương, nếu CN có mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì ban giám đốc công ty phải điều chỉnh đúng quy định. Với những trường hợp có mức lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng, CĐ cơ sở đề nghị ban giám đốc nâng đồng loạt 150.000 đồng vào lương cơ bản, còn lại được tính vào phụ cấp năng suất (từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng).
Trước đó, vào ngày 12-1, sau 15 lần thương thảo bất thành, phía công ty “dọa” sẽ kiện ra tòa án để xử lý thiệt hại do cuộc ngừng việc này gây ra.
Bình luận (0)