Phần lớn người lao động (NLĐ) thuê trọ theo hình thức thuê phòng (chiếm tỉ lệ 83,3%) so với các hình thức như khu lưu trú (15%) hoặc thuê nhà ở chiếm (1,7%). Kết quả khảo sát cũng cho thấy phần lớn CN, NLĐ thuê các nhà trọ tự phát xung quanh vị trí làm việc, số lượng CN được tiếp cận với nhà lưu trú do nhà nước đầu tư còn khá thấp và mới chỉ tập trung vào các KCX, chưa mở rộng ra các khu vực có đông CN, NLĐ sinh sống như KCN, cụm công nghiệp...
Để giảm chi phí thuê trọ và các loại chi phí khác như điện, nước, truyền hình hoặc internet, các CN chưa lập gia đình thường có xu hướng ở ghép. Tỉ lệ chi tiêu dành cho nhà ở của CN dao động trong khoảng 10%-15% so với tổng thu nhập.
Công nhân ngoại tỉnh mong muốn có nhiều chính sách hỗ trợ về nhà ở
Khảo sát còn ghi nhận nhiều ý kiến của CN đề xuất thêm chính sách phát triển nhà ở xã hội phù hợp nhu cầu của CN hoặc bình ổn giá thuê nhà trọ như: giảm giá tiền thuê trọ, điện và nước sinh hoạt (chiếm trên 63%); hỗ trợ ổn định trong việc bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông (chiếm 8,2%); tăng cường nhiều hoạt động văn hóa cho người thuê trọ (chiếm 42,3%)...
Bình luận (0)