Theo đó, đối với các địa phương, đơn vị có đông người lao động (NLĐ), nhiều doanh nghiệp (DN) cùng thuộc một chủ sở hữu hoặc cùng là công ty thành viên của các DN, tập đoàn, tổng công ty hoặc cùng sản xuất, cung ứng cho các DN lớn, các nhãn hàng, DN xuyên quốc gia, LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương phải chủ động nắm thông tin về tình hình thực hiện chế độ chính sách, các vấn đề bức xúc của NLĐ, từ đó phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng giải quyết. Bên cạnh đó, cần phối hợp với các cấp chính quyền, sở lao động - thương binh và xã hội, ban quản lý các KCX-KCN, khu kinh tế rà soát, lập danh sách các DN có nguy cơ phá sản, giải thể, có chủ bỏ trốn, nợ lương, không có khả năng trả thưởng, có nguy cơ xảy ra tranh chấp lao động để có phương án ngăn chặn, hỗ trợ, giải quyết kịp thời, giảm thiểu tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, đình công tự phát xảy ra. Ngoài ra, LĐLĐ các tỉnh, thành cần thường xuyên nắm tình hình, hỗ trợ, hướng dẫn Công đoàn cơ sở chủ động phối hợp, đề xuất với người sử dụng lao động thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức đối thoại định kỳ hoặc đột xuất hoặc theo vụ việc theo quy định của pháp luật.
Ông Đinh Trần Thanh Tâm - Chủ tịch LĐLĐ quận Tân Bình, TP HCM - thăm hỏi việc làm, thu nhập công nhân tại một doanh nghiệp. Ảnh: CAO HƯỜNG
Theo báo cáo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, đến ngày 26-1, có 19 DN ở 11 tỉnh/thành phố còn nợ hơn 44,5 tỉ đồng tiền lương của 1.992 NLĐ, bình quân nợ 22,3 triệu đồng/người. Có 6.111 NLĐ tại 59 DN ở 11 tỉnh bị nợ BHXH với tổng số tiền hơn 82 tỉ đồng.
Trước tình hình trên, tổ chức Công đoàn đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng hỗ trợ NLĐ và DN giải quyết tình trạng nợ lương và đóng BHXH cho NLĐ. Ngoài ra, các cấp Công đoàn đã dành nguồn lực để thăm, động viên, tặng quà cho NLĐ tại các DN bị nợ lương, nợ BHXH. Cập nhật đến ngày 9-2, có 6 DN đã thanh toán một phần hoặc toàn bộ tiền nợ lương là 4,965 tỉ đồng cho 658 NLĐ; 10 DN thanh toán toàn bộ số tiền nợ BHXH là 13,04 tỉ đồng.
Bình luận (0)