Nhiều đại biểu cho rằng số lượng trường mầm non, cơ sở giữ trẻ trên địa bàn chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động; thiếu các cơ sở nhận trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi khiến nhiều lao động phải nghỉ việc để trông con sau thời gian thai sản. Bên cạnh đó, thời gian giữ trẻ của các cơ sở mầm non còn bó hẹp trong giờ hành chính và một số trường tiểu học không tổ chức học bán trú cũng khiến CNVC-LĐ không an tâm làm việc…
Đại biểu tham gia phát biểu ý kiến tại chương trình gặp gỡ của Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn Ảnh: HỒNG ĐÀO
Giải đáp các kiến nghị của CNVC-LĐ, đại diện Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cho biết toàn huyện có 32/40 trường học tổ chức dạy 2 buổi/ngày nên có thể giải quyết nhu cầu học bán trú của con CNVC-LĐ. Huyện cũng có 117 cơ sở giáo dục mầm non, trong đó có 41 trường công lập, tuy nhiên đến nay chỉ có 2 trường thí điểm nhận trẻ dưới 36 tháng tuổi và 1 trường nhận giữ trẻ ngoài giờ. Đại diện Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị cán bộ CĐ rà soát, lập danh sách CNVC-LĐ tại đơn vị có nhu cầu gửi con dưới 36 tháng tuổi, gửi trẻ ngoài giờ để xem xét, hỗ trợ.
l Chiều cùng ngày, CĐ Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn đã tổ chức gặp gỡ, đối thoại giữa đại biểu Đại hội CĐ tổng công ty lần V (nhiệm kỳ 2018-2023) với lãnh đạo tổng công ty. Tại chương trình, các đại biểu cho biết việc tuyển dụng nhân sự có trình độ, năng lực ở doanh nghiệp vô cùng khó khăn vì lương quá thấp. Một số lao động có trình độ cao nhảy việc sang công ty nước ngoài. Bên cạnh đó, môi trường làm việc khắc nghiệt (nắng nóng hoặc mưa ngập) cũng làm mất lao động. Ngoài ra, công nhân mong muốn có nhà lưu trú để an tâm làm việc và đề xuất tổng công ty có kế hoạch đào tạo chuyên môn, kỹ năng cho người lao động; có chính sách khuyến khích, hỗ trợ để người lao động tích cực học tập… Đảng ủy, ban giám đốc và lãnh đạo các đoàn thể đã lắng nghe cũng như trả lời từng thắc mắc, kiến nghị của các đại biểu.
Bình luận (0)