xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chủ động tìm việc cho công nhân

THANH NGA - CAO HƯỜNG

Trước tình trạng người lao động gặp khó do thiếu việc, nhiều doanh nghiệp đã chủ động giới thiệu công việc mới để họ ổn định cuộc sống

Kể từ đầu năm 2023, do chịu ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế thế giới, Hợp tác xã (HTX) Mây tre lá Ba Nhất (quận Bình Thạnh, TP HCM) rơi vào khó khăn do đơn hàng giảm mạnh. Thiếu việc làm, buộc phải giảm lao động nhưng không muốn anh chị em công nhân (CN) mất đi "chiếc cần câu cơm", ban giám đốc và Công đoàn HTX đã nỗ lực giới thiệu việc làm mới, không để (NLĐ) bị sốc do mất việc.

Hết lòng

Ông Phạm Như Huỳnh, Chủ tịch Công đoàn HTX Mây tre lá Ba Nhất, cho biết HTX hiện có 2 nhà xưởng tại quận Bình Thạnh, TP HCM và TP Tân Uyên (tỉnh Bình Dương). Tình trạng thiếu việc làm chủ yếu diễn ra tại nhà xưởng ở Bình Dương với số lao động bị ảnh hưởng khoảng 60 người. Theo ông Huỳnh, ban giám đốc và Công đoàn đã cân đong đo đếm rất nhiều khi đưa ra phương án giảm lao động bởi tìm việc mới trong thời điểm này rất khó khăn với NLĐ.

Đúng vào thời điểm đó, HTX bắt đầu cho một công ty sản xuất gỗ mỹ nghệ (có vốn đầu tư nước ngoài) thuê mặt bằng ngay cạnh xưởng sản xuất. Biết doanh nghiệp (DN) này đang cần lao động nên ban giám đốc HTX đã thương lượng với họ về việc nhận CN của HTX vào làm việc. Xét thấy ngành nghề tương đồng, DN này đã đồng ý. DN này cũng đặt bếp ăn tập thể của HTX cung cấp suất ăn trưa cho toàn bộ CN của công ty. Với số lao động đã chuyển sang chỗ làm mới, HTX vẫn tạo điều kiện để họ ở trong khu lưu trú.

Chủ động tìm việc cho công nhân - Ảnh 2.

Ông Liêu Ngọc Sơn, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Thêu Vĩnh Dương (thứ 3 từ trái qua) và các thành viên “nhóm Grab” Ảnh: CAO HƯỜNG

Chị Phạm Thị Bích Tuy, một trong 60 CN được giới thiệu việc làm mới, cho biết trước đó, chị rất lo lắng bởi mất việc thì áp lực kinh tế càng nặng nề. Thế nhưng, nhờ sự quan tâm của ban giám đốc HTX mà chị và nhiều CN đã có có việc ngay lập tức. Chị Tuy chia sẻ: "Công việc ở chỗ làm mới đòi hỏi chúng tôi phải cố gắng nhiều hơn nếu muốn bám trụ. Chỉ mong HTX hết khó khăn và CN sẽ được quay trở lại với nghề đan lát".

Giúp công nhân có thêm thu nhập

Hoạt động trong lĩnh vực thêu gia công nên khi các DN ngành dệt may bị ảnh hưởng nặng nề do suy thoái kinh tế, hoạt động sản xuất - kinh doanh tại Công ty TNHH Thêu Vĩnh Dương (quận Tân Phú) cũng bị tác động mạnh. Hiện đơn hàng chỉ đáp ứng 60% năng lực sản xuất dẫn đến NLĐ bị giảm giờ làm, thu nhập bị ảnh hưởng, thậm chí DN đã phải cắt giảm một số lao động.

Trước bối cảnh đó, bằng việc tham gia "nhóm Grab", một số CN nhẹ gánh lo. Nhóm Grab được khởi xướng từ ông Liêu Ngọc Sơn, Chủ tịch Công đoàn công ty. Ông Sơn cho hay hơn 6 năm trước ông đăng ký chạy Grab (xe công nghệ) sau giờ làm việc, phần vì muốn khám phá một loại hình công việc mới vừa có thêm thu nhập trang trải chi phí học hành cho 2 con trước ngưỡng cửa vào đại học. Sau giờ tan ca, ông Sơn chạy Grab đến 21 giờ, bình quân mỗi tháng kiếm được hơn 6 triệu đồng, bằng lương của một CN làm việc trong 8 giờ. Trong khi đó, giờ giấc làm việc linh động, có thể tận dụng làm trong thời gian rỗi việc.

Xuất phát điểm là CN trực tiếp sản xuất, lại là một chủ tịch Công đoàn gần gũi CN, hiểu hoàn cảnh khó khăn của từng người, do đó ông Sơn đã chia sẻ trải nghiệm chạy Grab của bản thân và gợi ý NLĐ tham gia để cải thiện cuộc sống. Những CN muốn tham gia nhưng gặp khó khăn về phương tiện (xe hư cũ, không có xe…), ông Sơn sẽ tạo điều kiện vay vốn. Bên cạnh đó, ông Sơn còn lập nhóm Zalo của những CN chạy Grab để chia sẻ kinh nghiệm, vui buồn trong công việc, cuộc sống đồng thời để kịp hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi phát sinh sự cố trong quá trình làm việc.

Anh Trần Quốc Tuấn, nhân viên lái xe của công ty, một thành viên "nhóm Grab", chia sẻ khi ông Sơn "rủ rê", anh cũng muốn tham gia. Nhưng thời điểm đó, lương của anh và vợ (bảo mẫu một trường tiểu học) khá eo hẹp, lại đang nuôi 2 con ăn học nên rất khó khăn. Cả nhà chỉ có chiếc xe máy cũ và thường xuyên hỏng hóc, nên không thể chở khách ở cự ly xa.

"Nhờ anh Sơn hỗ trợ vay vốn từ Tổ chức Tài chính vi mô CEP mà tôi có phương tiện đi làm thêm, cuộc sống gia đình cũng dễ thở hơn" - anh Tuấn bộc bạch. Không riêng anh Tuấn, cuộc sống của cả 9 thành viên trong nhóm đều được cải thiện hơn trước nhờ có 2 đầu lương. Anh Trần Ngọc Cường, một CN, cho hay hiện anh đã ly hôn, đang nuôi con nhỏ và phụng dưỡng cha mẹ già ở quê. Với khoản thu nhập khoảng 7 triệu đồng/tháng, anh phải gửi về quê cho con và cha mẹ 5 triệu đồng, còn lại để chi tiêu cá nhân.

Từ khi tham gia chạy Grab, bình quân mỗi tháng anh kiếm thêm được hơn 8 triệu đồng. "Nếu như trước đây cuộc sống của cả gia đình tôi phụ thuộc vào một nguồn duy nhất là tiền lương tại công ty thì nay có thêm công việc và nguồn thu nhập dự phòng. Điều này cũng khiến tôi bớt lo lắng khi đối mặt với tình trạng giảm giờ làm, giảm lao động tại công ty" - anh Cường chia sẻ.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo