"Do tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn nên công ty tôi đã báo giảm toàn bộ lao động với cơ quan BHXH, đồng thời yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy xác nhận doanh nghiệp (DN) đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong 1 năm. Hiện công ty chúng tôi đang nợ hơn 1 tỉ đồng BHXH, BHYT, BHTN, vậy trong thời gian tạm ngừng kinh doanh công ty có phải nộp tiền lãi BHXH phát sinh không?".
Công nhân Công ty Green Apparel ngừng việc để đòi quyền lợi nợ BHXH
Đại diện BHXH Việt Nam trả lời: Theo quy định tại khoản 3 điều 122 Luật BHXH và khoản 3 điều 49 Luật BHYT thì đối với trường hợp DN trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền BHXH, BHYT, BHTN từ 30 ngày trở lên, ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, DN còn phải nộp số tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề (nợ BHXH); bằng 2 lần mức lãi suất liên ngân hàng (nợ BHYT) tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Mặt khác, theo hướng dẫn tại điều 40 Quyết định 959/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam thì đối với các trường hợp DN có chủ là người nước ngoài bỏ trốn; đơn vị không hoạt động, không có người quản lý, điều hành, không thể liên hệ để thu hồi tiền nợ BHXH, thì cơ quan BHXH tạm thời chốt số tiền phải đóng và tiền lãi chậm đóng đến thời điểm đơn vị ngừng hoạt động. Sau khi đơn vị nộp tiền thì ngoài số tiền nợ và lãi đã được chốt, cơ quan BHXH tính, thu tiền lãi chậm đóng bổ sung từ ngày chốt số tiền BHXH phải đóng nêu trên theo đúng quy định của pháp luật. Đề nghị công ty ông Hoằng đối chiếu các quy định trên để thực hiện.
Bình luận (0)