xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Con công nhân gian nan đến trường

Bài và ảnh: NGÂN HÀ

Vào đầu năm học, công nhân rất lo lắng vì không tìm được chỗ học cho con; chỗ tiếp nhận thì chi phí cao so với đồng lương eo hẹp của công nhân

Dự tính con đủ 2 tuổi sẽ cho đi học của chị Nguyễn Thị Thùy, công nhân (CN) Công ty TNHH Nidec Sankyo (Khu Công nghệ cao; quận 9, TP HCM), bất thành vì mới đây người chị họ đang phụ trông con cho chị về quê không trở lại.

Vất vả tìm chỗ gửi con

Thùy cho biết hết thời gian nghỉ thai sản 6 tháng, chị hết sức lo lắng vì không tìm được chỗ gửi con thì người chị họ ở quê đánh tiếng lên trông giúp với khoản tiền công tượng trưng. Thế nhưng, người chị này thường bận bịu việc gia đình nên cứ đi đi về về khiến sinh hoạt của chị bị xáo trộn. Đến khi con chị được 15 tháng tuổi thì chị này xin về quê hẳn.

Con công nhân gian nan đến trường - Ảnh 1.

Trường Mầm non KCX Tân Thuận (quận 7, TP HCM) là một trong số ít trường dành riêng cho con công nhân

Rơi vào tình thế bắt buộc, vợ chồng chị chạy đôn chạy đáo tìm chỗ gửi con nhưng hết sức khó khăn. "Các trường công ở quận 9 không nhận con tôi vì bé chưa biết đi. Năn nỉ lắm có một trường tư nhận vào với giá 2,3 triệu đồng/tháng. Giá này quá cao so với thu nhập của CN nhưng vợ chồng tôi đành chịu vì không còn cách nào khác. Mấy ngày đầu đi học, con khóc, mẹ cũng khóc" - chị Thùy tâm sự.

Thu nhập thấp nhưng phải gửi con đi học với giá cao là điều mà nhiều CN hiện nay phải đối mặt. Vợ chồng chị Hoàng Thị Minh - anh Trần Văn Đức (cùng làm CN Công ty TNHH Pao Yuan Việt Nam; quận Thủ Đức, TP HCM) phải gửi con cho hàng xóm trông với giá 3 triệu đồng/tháng. Chị Minh kể: "Ai cũng bảo sao vợ chồng tôi chơi sang vậy, thế nhưng khi xem mấy clip bạo hành trẻ trên mạng xảy ra ở các nhóm trẻ tư thục, vợ chồng tôi quyết định gửi con cho người hàng xóm. Bà có kinh nghiệm chăm cháu nội, do vậy gửi bà chăm sóc con mình thì vợ chồng tôi mới yên tâm làm việc. Khi nào con đủ tuổi đi học sẽ gửi vào trường công để đỡ chi phí hơn". Số tiền 3 triệu đồng/tháng là tiền gửi con, còn sữa, cháo, tã cho bé, chị Minh phải gửi thêm, vì thế thu nhập 6 triệu đồng/tháng của chị chỉ đủ lo cho con.

Không chen chân nổi bán trú

Con mới vào học lớp 1 được một ngày nhưng anh Lê Công Thành, Công ty CP May Sài Gòn 3 (quận Thủ Đức, TP HCM), đã phờ phạc vì tranh thủ giờ ăn trưa chạy vào trường đón con. Sau khi để con ở nhà trọ, anh lại trở vào công ty làm việc. "Năn nỉ lắm quản đốc mới thông cảm cho về 30 phút để đón con, rồi trở vào làm việc chứ nội quy công ty không cho phép. Thiệt tình tôi cũng hết cách" - anh Thành than thở.

Từ Long An lên TP HCM làm việc gần 10 năm, vợ chồng anh Thành được bà chủ nhà trọ bảo lãnh để làm KT3, có chỗ cho con đi học. Nhưng tình trạng trường lớp quá tải, trường công ưu tiên cho người có hộ khẩu thường trú đến tạm trú dài hạn rồi mới đến tạm trú. "Không thể cho con học bán trú nên tôi phải tạm thời đón bé về nhà trọ. Dù dặn kỹ con không được sờ vào ổ điện, không được bật bếp gas, không được mở cửa cho người lạ vào phòng nhưng vợ chồng đi làm mà thấp thỏm vì con còn quá nhỏ, không biết có chuyện gì xảy ra hay không" - anh Thành nói thêm.

Cũng không thể chen chân nổi vào các lớp học bán trú, chị Bùi Thị Liên, CN Công ty TNHH Kuwahara (KCN Tân Bình; quận Tân Phú, TP HCM), phải chọn cách gửi con cho cô giáo. Chị Liên kể sau giờ học một buổi ở trường, con chị được cô giáo thuê một chiếc taxi chở cả nhóm về nhà cô cho ăn, ngủ và dạy kèm vào buổi chiều. "Nếu được học bán trú, mỗi tháng tôi chỉ đóng tiền ăn, học phí tầm 1 triệu đồng/tháng nhưng gửi cho cô thì phải tốn 2 triệu đồng/tháng. Thu nhập thấp nhưng phải chịu chi phí cao hơn người khác nhưng không gửi cô, tôi không biết làm sao" - chị Liên kể.

Trước những khó khăn này, rất nhiều CN đang làm việc tại TP HCM phải gửi con về quê đi học dù không được gần gũi, kèm con học hành mỗi ngày. Nhưng những người không còn ông bà hoặc ông bà quá già yếu thì đành phải sống chung với khó khăn. 

Tiếp tục hỗ trợ giữ trẻ ngoài giờ

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, TP hiện có 17 KCX-KCN, tính đến tháng 12-2017, 16 trường và cơ sở mầm non đã đi vào hoạt động tại 12/17 KCX-KCN, đáp ứng nhu cầu gửi hơn 5.800 trẻ.

Trong năm học 2018-2019, sở sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch "Hỗ trợ giữ trẻ ngoài giờ cho con CN tại KCX- KCN trên địa bàn TP từ năm 2016 đến 2020" năm thứ hai, triển khai tiếp ở quận 7 và huyện Củ Chi (năm đầu là 2 quận Bình Tân và Thủ Đức).

Đ.TRINH

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo