xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công chức tố cáo được bảo vệ vị trí công tác

H.Lê

(NLĐO) - Việc bảo vệ vị trí việc làm của công chức được Bộ Nội vụ nêu rõ tại khoản 2, điều 6 Dự thảo: Sẽ không thực hiện điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển đổi vị trí việc làm hay phân công công việc khác với công chức tố cáo

Bộ Nội vụ đang dự thảo Thông tư hướng dẫn thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là công chức.

Bảo vệ quyền và lợi ích của người tố cáo là công chức

Tố cáo là một trong những quyền và nghĩa vụ của công dân để phát hiện và xử lý kịp thời những cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật. Trong đó, một trong những nguyên tắc tiếp nhận, giải quyết tố cáo là phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo (điều 5 Luật Tố cáo năm 2018).

Bởi thực tế có không ít trường hợp khi tố cáo, người tố cáo bị gây khó khăn, phiền hà khiến ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống. Đặc biệt, với riêng người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức, việc này có thể khiến họ bị gây phiền hà, khó khăn đến vị trí công tác, việc làm.

Công chức tố cáo được bảo vệ vị trí công tác - Ảnh 1.

Sẽ không thực hiện điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển đổi vị trí việc làm hay phân công công việc khác với công chức tố cáo

Do đó, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích chính đáng của người tố cáo là công chức (CC), tại dự thảo Thông tư này, Bộ Nội vụ nêu rõ trong quá trình tố cáo sẽ bảo vệ: Công việc gắn với chức danh, chức vụ, vị trí việc làm của CC tố cáo; Công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý của những đối tượng này.

Cụ thể, điều 6 dự thảo quy định các biện pháp bảo vệ vị trí công tác của CC gồm: Tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của CC; Khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho CC; Xem xét bố trí công tác khác cho CC nếu có sự đồng ý của họ để tránh bị trù dập, phân biệt đối xử; Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của CC.

Luân chuyển được sự đồng ý của công chức tố cáo

Việc bảo vệ vị trí việc làm của công chức được Bộ Nội vụ nêu rõ tại khoản 2, điều 6 Dự thảo: Sẽ không thực hiện điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển đổi vị trí việc làm hay phân công công việc khác với CC tố cáo.

Tuy nhiên, cũng tại điều 6, dự thảo có đề cập đến 3 trường hợp ngoại lệ sẽ vẫn luân chuyển vị trí việc làm của CC tố cáo khi: Thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo quy định tại Chương V Nghị định 59/2019/NĐ-CP về các biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Được sự đồng ý của CC tố cáo; Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, bên cạnh việc bảo vệ vị trí việc làm của CC khi đối tượng này tố cáo thì có 3 trường hợp vẫn sẽ luân chuyển vị trí việc làm của đối tượng này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo