xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công nhân làm gì để không mất việc?

Hoài Vũ (báo Đại Đoàn Kết)

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang đặt ra những vấn đề lớn cho lao động Việt Nam khi sẽ ưu tiên cho máy móc công nghệ kỹ thuật cao, trí tuệ nhân tạo.Lúc đó lao động giá rẻ, trình độ thấp vốn là lợi thế của Việt Nam không còn là thế mạnh

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2016 năng suất lao động của Việt Nam là 9.894 USD chỉ bằng 7% Singapore, 36,5% Thái Lan, 42,3% Indonesia, 56,7% Philippines, 87,4 năng suất của Lào. Vì vậy, giải pháp cơ bản nhất là thực hiện tái cơ cấu kinh tế, thực chất mà trọng tâm là đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế, đẩy mạnh việc ứng dụng, nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao trình độ công nghệ trong sản xuất kinh doanh. Chỉ khi nào thực hiện thành công việc tái cơ cấu như đã được Chính phủ đề ra chúng ta mới thật sự tạo được bước chuyển biến đột phá về năng suất lao động trong nền kinh tế.

Năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 7% Singapore

TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tới rất gần, vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn với nền kinh tế nước ta. Việc vận dụng những thành quả của cuộc cách mạng này là một đòi hỏi bức thiết. Tuy nhiên, đây cũng là một quá trình thực hiện từng bước, có bước tuần tự, có bước nhảy vọt. Chẳng hạn về công nghệ thông thông tin, có nhiều khả năng để nhảy vọt. Do đó trong việc sử dụng lao động, cần tùy theo từng công việc để sử dụng công nghệ tiến bộ thích hợp đem lại năng suất và hiệu quả cao cần thiết.

Theo ông Hồ, điều quan trọng là cần tuyển chọn và đào tạo ngay người lao động cho phù hợp với yêu cầu sử dụng công nghệ. Đi đôi với việc này, cần có hướng dẫn và chính sách để tạo ra những công việc mới thuộc những ngành nghề đã có hoặc mới có để doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp, thu hút được lực lượng lao động mới hoặc chuyển đổi từ việc cũ sang việc mới sau khi đã được đào tạo nghề phù hợp.

Công nhân làm gì để không mất việc? - Ảnh 1.

Cần nâng cao ý thức cho lao động với cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Việc đào tạo nhân lực cần được xem là khâu quan trọng nhất để đáp ứng được yêu cầu của việc đi vào cách mạng công nghệ 4.0 này. Đây là một trọng điểm của chính sách giáo dục đào tạo, là công việc ưu tiên của các cơ sở giáo dục đào tạo công lập cũng như ngoài công lập. "Nhà nước cũng như các cơ sở ngoài nhà nước cần có chiến lược đào tạo, có một khoản ngân sách, chi phí lớn cần thiết cho việc này, khuyến khích hình thành các quỹ tài trợ theo hướng xã hội hoá. Chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm của các nước xung quanh đang có những bước tiến mạnh về vấn đề này"- ông Hồ bày tỏ.

Thay đổi để thích nghi

Đề cập đến tăng năng suất lao động trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 khi sẽ ưu tiên cho máy móc công nghệ kỹ thuật cao, trí tuệ nhân tạo; do đó lao động giá rẻ trình độ thấp vốn là lợi thế của Việt Nam không còn là thế mạnh. PGS Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân công đoàn, Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng: Thứ nhất, cần làm tốt khâu tuyên truyền sâu rộng vì hiện ở nước ta nhiều người còn chưa hiểu đầy đủ về cuộc cách mạng công nghệ 4.0, đặc biệt là công nhân lao động. Để cho công nhân thấy, phải thay đổi thái độ, tác phong làm việc và gắn bó với chủ DN chứ không phải dọa đình công, nhảy việc. Như thế mới tránh được nguy cơ của mất việc.

Thứ hai theo ông Thọ, cần làm tốt khâu đào tạo. Muốn đào tạo tốt phải phân loại lao động, loại nào có thể đào tạo được như: Trong độ tuổi lao động, năng động thì mới có thể tiến hành đào tạo chứ không phải ai cũng đưa đi đào tạo. Từng DN có các yêu cầu khác nhau trong đào tạo do đó cần phân loại để có thể "chiến đấu" với cuộc cách mạng công nghệ 4.0. "Đào tạo phải là nhiệm vụ của nhà nước và DN chứ không nên đổ cho người lao động. Người lao động có ý thức làm việc sẵn sàng chấp nhận nhiệm vụ khi đào tạo chứ không thể coi là nhiệm vụ của người lao động. Nhà nước hỗ trợ vốn và chính sách tốt và DN phải bỏ tiền ra để đào tạo"- ông Thọ nói.

Ông Thọ cũng cho rằng, cần yêu cầu các DN không được tự ý sa thải người lao động khi không thích. Bởi đây là xu hướng lớn ở thị trường lao động Việt Nam, nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm khi họ thay thế cơ cấu của dây chuyền bằng hệ thống tự động, người máy. Công đoàn phải có khẩu hiệu "bảo vệ việc làm". Có những thời kỳ công nhân lao động đấu tranh, lúc đó công đoàn mới có khẩu hiệu. Còn bây giờ khẩu hiệu bảo vệ việc làm là vấn đề lớn được đặt ra vì bảo vệ việc làm là vấn đề cốt yếu của công đoàn.

"DN phải có cam kết về thời hạn đầu tư và sản xuất ở Việt Nam, không thể "chộp giật" thấy sản xuất kinh doanh có lợi thì vào, sau đó vài năm rút khỏi Việt Nam. Chúng ta cũng phải "xem giỏ bỏ thóc", không phải "trải thảm đỏ" mời nhà đầu tư vào bằng mọi giá. Nếu vậy nguy cơ thị trường lao động Việt Nam sẽ tan vỡ và tan vỡ từng mảng dẫn đến hàng triệu người mất việc"- ông Thọ nêu quan điểm.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo