Cụ thể, 38,9% NLĐ bị giãn việc/nghỉ việc luân phiên, 26,4% bị ngừng việc tạm thời, 2,3% bị cách ly y tế. Xét theo nhóm ngành, NLĐ bị ảnh hưởng nặng nề nhất thuộc 2 nhóm ngành giao thông - vận tải và du lịch - dịch vụ.
Báo cáo nêu trên cho biết ảnh hưởng về việc làm khiến NLĐ buộc phải tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu. Thay vì mua thực phẩm ở những nơi uy tín, có giá niêm yết, chất lượng được kiểm duyệt, NLĐ phải lựa chọn thực phẩm ở những chợ cóc, chợ tạm với giá rẻ hơn.
Ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, tặng quà cho công nhân mất việc vì Covid-19 Ảnh: HOÀNG TRIỀU
"Việc không bảo đảm, duy trì được chế độ dinh dưỡng nếu kéo dài thì sức khỏe của NLĐ và gia đình họ sẽ bị ảnh hưởng lớn, dẫn đến bệnh tật, ốm đau, phát sinh khoản chi phí khám chữa bệnh. Khi đó, hoàn cảnh của NLĐ đã khó khăn lại chồng chất khó khăn" - TS Nhạc Phan Linh, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn - chủ trì nhóm nghiên cứu khảo sát, nhận xét.
Để tiết kiệm chi phí, 48% NLĐ giảm lượng thịt ăn hằng ngày; 46,8% phải ăn nhiều rau xanh hơn; 22,4% phải chuyển từ việc mua đồ hằng ngày tại các chợ dân sinh quanh nơi sinh sống sang sử dụng lương thực, thực phẩm do người thân ở quê hỗ trợ, cung cấp. Thậm chí, dù là món không được khuyến khích, 21,1% phải dùng nhiều mì ăn liền hơn; 15% NLĐ lựa chọn việc ăn giảm bữa, gộp bữa.
Bình luận (0)