Tàu cá Hsieh Ta sử dụng 11 thuyền viên Việt Nam, trong đó có 4 thuyền viên nhảy tàu ở Tahiti ngày 8-8
Do vậy, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại TP HCM, cho biết hiện các cơ quan thẩm quyền Đài Loan đang tiến hành kiểm tra vụ việc.
Phản ứng trước văn bản trên, trao đổi với Báo Người Lao Động ngày 19-8, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết việc cung ứng thuyền viên Việt Nam làm việc cho các tàu cá Việt Nam là hoàn toàn hợp pháp, thực hiện theo đúng quy định của Việt Nam và Đài Loan.
Cụ thể, ông Quỳnh thừa nhận là từ ngày 19-5-2004, Đài Loan tạm dừng tuyển dụng thuyền viên Việt Nam vì lý do tỉ lệ thuyền viên bỏ trốn cao. Tuy nhiên, đối tượng áp dụng là thuyền viên đánh bắt gần bờ và từ đó đến nay Việt Nam không cung cấp loại hình thuyền viên này nữa. Trong khi đó, đối với thuyền viên đánh bắt xa bờ như trường hợp các thuyền viên làm việc trên tàu cá Hsieh Ta thì vẫn cung ứng bình thường vì không thuộc đối tượng bị điều chỉnh.
Trên cơ sở này, ông Quỳnh cho biết từ những năm qua, các DN vẫn ký hợp đồng cung ứng thuyền viên đánh bắt xa bờ với các chủ tàu Đài Loan và hồ sơ do các chủ tàu trình lên cơ quan thẩm quyền Đài Loan vẫn được cấp phép tuyển dụng.
Thuyền viên Hoàng Văn Hậu, một trong 4 thuyền viên nhảy khỏi tàu Hsieh Ta. Ảnh: ĐỨC NGỌC
Liên quan đến hai vụ thuyền viên Việt Nam nhảy khỏi tàu cá Đài Loan ở Tahiti và Panama, ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, cho biết thêm hiện Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan đang tiến hành xác minh, nắm thông tin từ các thuyền viên Việt Nam và thuyền viên Philippines, Trung Quốc đang làm việc theo hợp đồng trên các tàu để làm rõ có hay không việc các thuyền viên nhảy tàu là do bị ngược đãi.
Bình luận (0)