xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đảm bảo quyền lợi NLĐ tại các DN giải thể, phá sản

Tin -ảnh K.An

(NLĐO)- Chính phủ yêu cầu Bộ LĐ-TB-XH khẩn trương xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị định để đảm bảo quyền lợi cho người lao động (NLĐ tại các doanh nghiệp (DN) đã ngừng hoạt động, giải thể, phá sản hoặc chủ bỏ trốn, mất tích mà đang còn nợ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Văn phòng Chính phủ vừa ra thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại buổi làm việc với BHXH Việt Nam triển khai nhiệm vụ năm 2018. Thông báo kết luận nhận định: Bên cạnh những kết quả tích cực, chính sách BHXH vẫn còn một số tồn tại như: Công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH còn thấp, nhất là BHXH tự nguyện; tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH, gian lận, trục lợi BHXH, BHYT còn diễn ra khá phổ biến; chế tài xử phạt chưa nghiêm.

Đảm bảo quyền lợi NLĐ tại các DN  giải thể, phá sản - Ảnh 1.

Máy móc tại một doanh nghiệp vắng chủ xuống cấp do ngừng hoạt động quá lâu

Do vậy, Chính phủ yêu cầu Bộ LĐ-TB-XH khẩn trương xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị định để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ tại các DN đã ngừng hoạt động, giải thể, phá sản hoặc chủ bỏ trốn, mất tích mà đang còn nợ BHXH, BHYT, BHTN, không còn khả năng trả nợ, để trình Chính phủ.

Dự thảo này do Bộ LĐ-TB-XH chủ trì xây dựng, gồm 4 chương và 16 điều. Nghị định này ra đời nhằm giải quyết cho quyền lợi về bảo hiểm của NLĐ trong các DN giải thể, phá sản hoặc DN có chủ bỏ trốn. Một trong những quy định đáng chú ý của dự thảo Nghị định này là Điều 14 về nguồn kinh phí xử lý nợ và bảo đảm quyền lợi về BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ.

Đảm bảo quyền lợi NLĐ tại các DN  giải thể, phá sản - Ảnh 2.

Bức xúc do bị nợ BHXH kéo dài, công nhân tại một doanh nghiệp đã có hành vi siết tài sản

Theo đó, đối với các trường hợp đơn vị đã giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật thì nguồn kinh phí đảm bảo khoản tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN được lấy từ số tiền lãi mà người sử dụng lao động phải nộp do vi phạm quy định về trốn đóng, chậm đóng BHXH theo quy định tại khoản 3, điều 122 của Luật BHXH.

Theo dự thảo, nợ BHXH, BHYT, BHTN được phân loại như sau:

1. Nợ chậm đóng là các trường hợp đơn vị có thời gian nợ dưới 1 tháng.

2. Nợ đọng là các trường hợp đơn vị có thời gian nợ từ 1 tháng đến dưới 3 tháng.

3. Nợ kéo dài là các trường hợp đơn vị có thời gian nợ từ 3 tháng trở lên và không bao gồm các trường hợp đơn vị tại Khoản 4.

4. Nợ khó thu, gồm các trường hợp: Đơn vị mất tích; đơn vị đang trong thời gian làm thủ tục giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động; đơn vị không hoạt động, không có người quản lý, điều hành; đơn vị có chủ sở hữu là người nước ngoài bỏ trốn khỏi Việt Nam; đơn vị đã giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật; đơn vị nợ đang trong thời gian được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, đơn vị được cấp có thẩm quyền cho khoanh nợ.

Hiện Bộ LĐ-TB-XH đã có công văn gửi Bộ Tư pháp về việc thẩm định đề nghị xây dựng nghị định quy định quản lý thu nợ BHXH, BHTN và bảo đảm quyền lợi của NLĐ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo