xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đất “hứa”... là ở quê nhà

Theo HƯNG THƠ (Lao Động)

Những năm trước, cứ vào dịp sau Tết Nguyên đán, người lao động (NLĐ) độ tuổi thanh niên tại tỉnh Quảng Trị lại ùn ùn vào miền Nam để tìm việc làm. Nhưng nay, khi các công ty may mặc, phân bón, chế biến gỗ... hoạt động tại các khu công nghiệp ở địa phương với mức lương ổn định, thì đã níu chân được NLĐ.

Vùng đất “hứa” đối với nhiều NLĐ trẻ bây giờ không phải tìm đâu xa xôi nữa, mà ở ngay trên chính quê nhà...

Giảm chi phí sinh hoạt

Hai năm trước, chị Lương Thị Lành (quê ở Hà Thanh, Gio Châu, Gio Linh, Quảng Trị) vào làm công nhân ở một công ty may mặc tận miền Nam. Với mức lương bình quân hơn 4 triệu đồng/tháng, mỗi tháng chi tiêu, ăn ở xong chị Lành chỉ dành dụm được một ít. Cách đây 5 tháng, nghe thông tin ở quê có công ty may mặc mới mở ở Khu Công nghiệp Quán Ngang (huyện Gio Linh), chị nghỉ việc, về quê nộp hồ sơ xin vào làm. Bây giờ, chị Lành đang làm việc tại công ty may Gio Linh với công việc kiểm hàng với mức lương ổn định, trừ đi bảo hiểm và các khoản đóng góp khác, mỗi tháng chị nhận được hơn 3 triệu đồng chưa kể tăng ca, làm thêm giờ.

“Lúc làm công nhân ở miền Nam, lương cao hơn nhưng phải trả tiền nhà trọ, tiền ăn uống đắt đỏ. Bây giờ làm ở gần nhà, ăn uống ngủ nghỉ ở nhà mình nên tính ra dư dả hơn lúc trước nhiều” - chị Lành, cho biết. Hiện tại, buổi sáng chị Lành chạy xe máy với quãng đường vài cây số đến nơi làm việc, hết ca lại chạy về nhà. Ở công ty chị Lành làm việc có nhà ăn rộng rãi, sạch sẽ, lãnh đạo của công ty cũng quan tâm đến NLĐ, nên chị Lành thấy quyết định trở về quê làm việc là đúng đắn.


Công nhân làm việc tại Khu Công nghiệp Quán Ngang (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) vui vẻ tham gia các trò chơi sau giờ làm việc. Ảnh: Hưng Thơ

Công nhân làm việc tại Khu Công nghiệp Quán Ngang (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) vui vẻ tham gia các trò chơi sau giờ làm việc. Ảnh: Hưng Thơ

Chị Nguyễn Thị Khánh (quê ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị), trước làm nghề may ở miền Nam, thu nhập 4 triệu đồng/tháng. Cách đây 2 năm chị Khánh đã trở về quê và xin vào làm việc tại Công ty TNHH may Hòa Thọ (Khu Công nghiệp Nam Đông Hà, thành phố Đông Hà). Hiện tại, mức lương của chị Khánh đạt 3,5 triệu đồng/ tháng (đã trừ bảo hiểm), tiền ăn sáng và ăn trưa được công ty hỗ trợ, lại không phải trả tiền nhà trọ nên chị tích lũy được tiền để lo cho gia đình. Giá cả sinh hoạt phù hợp, đất rộng người không đông, nên không chỉ NLĐ tại tỉnh trở về quê làm việc, mà NLĐ ở ngoại tỉnh ở các khu công nghiệp tại tỉnh Quảng Trị cũng không hiếm. Chị Lê Thị Kim Hương (quê ở tỉnh Bình Thuận) trước khi dừng chân ở Quảng Trị làm công nhân của một công ty may mặc, thì đã làm việc ở một số nơi khác. Chị Hương nhận định, dù lương của các công ty may ở tỉnh Quảng Trị không cao, nhưng chi phí sinh hoạt thấp, bù qua bù lại như nhau nên chị quyết định ở lại làm việc tại đây.

Thực hiện tốt chế độ đãi ngộ

Theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị, trong năm 2016 có hơn 10.500 lượt lao động được giải quyết việc làm. Trong đó, có hơn 6.300 lượt lao động có việc làm trong tỉnh, hơn 2.800 lượt lao động có việc làm ngoài tỉnh và hơn 1.400 lao động có việc làm ngoài nước. Số liệu trên cho thấy, số lượng lao động việc làm trong tỉnh có xu hướng chuyển dịch cao hơn những năm trước. Dù thu nhập ở các tỉnh thành phía Nam cao hơn và từng là miền đất “hứa” của nhiều NLĐ trẻ, nhưng do giá cả sinh hoạt ở đó ngày càng đắt đỏ, chi phí cho cuộc sống tốn kém, khó tích lũy nên NLĐ lựa chọn việc làm ở quê.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Trị đã thay đổi tác phong và môi trường sản xuất theo hướng chuyên nghiệp; thực hiện nhiều chính sách đãi ngộ tốt, chăm lo đời sống cho NLĐ. Ông Lê Anh Phong, Giám đốc Công ty May Hòa Thọ nói rằng, “bí quyết” để níu chân NLĐ gắn bó lâu dài với công ty là đảm bảo những chế độ đãi ngộ như: mua bảo hiểm rủi ro; hỗ trợ ăn sáng và ăn trưa cho NLĐ; hỗ trợ tiền thuê trọ đối với những công nhân ở xa; những dịp tết có chuyến xe miễn phí đưa công nhân về quê; thăm, tặng quà hỗ trợ đối với gia đình những công nhân có hoàn cảnh không may… Còn ông Hàn Như Nam - Giám đốc Công ty May Gio Linh thì thường xuyên có mặt ở xưởng sản xuất, sẵn sàng nghe NLĐ góp ý những việc làm được, chưa được để điều chỉnh cho phù hợp.

Theo ông Nguyễn Thế Lập - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Trị, số lượng NLĐ ở lại quê nhà làm việc tại các khu công nghiệp ngày càng tăng, cho thấy tín hiệu tốt trong việc phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Để giúp NLĐ yên tâm trong quá trình làm việc, LĐLĐ tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với doanh nghiệp thành lập các Công đoàn cơ sở ở mỗi công ty kịp thời xử lý các trường hợp NLĐ bị vị phạm quyền và lợi ích hợp pháp. “Một khi quyền lợi của NLĐ được đảm bảo, mức lương ổn định, thì NLĐ sẽ gắn bó với doanh nghiệp lâu dài. Hiện tại, nhiều NLĐ sau nhiều năm bôn ba ở khắp mọi miền đất nước đã trở về quê làm việc, vì họ nhận ra vùng đất “hứa” là ở quê nhà” - ông Nguyễn Thế Lập, chia sẻ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo