Tại tọa đàm, các đại biểu cho rằng khi đàm phán và gia nhập các hiệp định, các nước không được tạo ra lợi thế cạnh tranh thương mại bằng việc hạ thấp tiêu chuẩn lao động. Việc tuân thủ các điều kiện, cam kết về lao động là xu thế không thể tránh khi các nước tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Cụ thể, vào năm 1995 mới chỉ có 3 hiệp định FTA có nội dung cam kết về lao động (chiếm 7,3%) thì đến năm 2016 đã có tới 77 trong tổng số 267 FTA được ký kết ở 136 quốc gia có nội dung về lao động (chiếm 28,8%). Trong đó, 62% mang tính thúc đẩy, 38% mang tính điều kiện (rơi vào các hiệp định của Mỹ, Canada và EU).
Lao động Việt Nam cần cải thiện kỹ năng khi gia nhập CPTPP Ảnh: KHÁNH AN
Đánh giá tác động của CPTPP đối với vấn đề lao động việc làm ở Việt Nam, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội Đào Quang Vinh cho biết khi gia nhập CPTPP, các ngành mà Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giày, thủy sản, chế biến gỗ, lắp ráp điện tử… cần chuẩn bị chu đáo về nguồn lực lao động. Cái khó nhất hiện nay là làm cách nào để chúng ta khai thác được các lợi thế về thị trường lúc gia nhập CPTPP khi thuế suất giảm. Mấu chốt nằm ở vấn đề đầu tư và nguồn lực lao động, năng suất lao động.
Bình luận (0)