xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề xuất chỉ được rút 8% BHXH một lần: Đừng so sánh khập khiễng

An Chi ẢNH: HOÀNG TRIỀU

(NLĐO) - Theo nhiều bạn đọc, người lao động cực chẳng đã vì không đủ sức để làm việc và nhiều lý do khác phải nghỉ việc, họ cần tiền để trang trải cuộc sống mới nhận BHXH 1 lần trước hạn.

Trong Dự thảo đề cương sửa Luật BHXH lần này, cơ quan soạn thảo đưa ra phương án người lao động chưa đến tuổi nghỉ hưu mà yêu cầu hưởng BHXH một lần thì chỉ được rút phần mình đóng vào Quỹ BHXH là 8% thay vì nhận 22% như quy định hiện nay. Còn phần của người sử dụng lao động đóng chiếm 14% sẽ để lại quỹ và sử dụng theo nguyên tắc chia sẻ. 

Lý giải cho đề xuất chỉ cho NLĐ rút 8% BHXH một lần, một lãnh đạo BHXH Việt Nam cho biết đây là thông lệ quốc tế vì bảo hiểm các nước không cho phép rút BHXH một lần nhằm đảm bảo cuộc sống của người dân khi hết tuổi lao động. Bên cạnh đó, phần chủ sử dụng lao động đóng vào quỹ được kết cấu vào giá thành sản phẩm và dịch vụ. Do vậy, khi được xã hội tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đó nghĩa là xã hội đóng phần này và chủ sử dụng lao động chỉ là người đóng thay. Như vậy, phần chủ sử dụng đóng thay sẽ tạm giữ lại đến khi người lao động hết tuổi lao động thì sẽ được hưởng.

Xung quanh đề xuất này, Báo Người Lao Động đã có vệt bài "Đề xuất chỉ được rút 8% BHXH một lần: Vô lý" và nhận được phản hồi tích cực từ độc giả. Bạn đọc Nguyễn Thị Thạnh bày tỏ: "Cảm ơn Ban Biên tập Báo Người Lao Động đã phản ánh tâm tư, nguyện vọng của những người làm công ăn lương, góp tiếng nói mạnh mẽ của báo giới vì quyền lợi chính đáng và hợp pháp của người lao động". Tương tự, một bạn đọc giấu tên cho rằng BHXH phải được xem là phúc lợi xã hội, phục vụ cho nhân dân chứ không phải so kè tính toán sao cho có lợi cho cơ quan bảo hiểm. "Tôi hưởng ứng mạnh loạt bài này của Báo Người Lao Động. Cảm ơn quí báo".

Góp ý về đề xuất trên, nạn đọc Trần Minh bức xúc: "Không giải thích được thì đem quốc tế ra so sánh dù biết rằng sự so sánh đó khập khiễn, có những người lại so sánh với quốc gia có GDP đầu người cao hơn ta vài lần hay vài chục lần. Tiền của người lao động làm ra thì hãy để tự họ quyết định". Một bạn đọc tên Tâm cũng cho rằng đề xuất trên là vô lý. "Luật BHXH càng sửa càng thu hẹp quyền lợi của NLĐ. Nói 8% là của NLĐ đóng, 14% kia là của doanh nghiệp đóng nên giữ lại. Vậy thì xin được hỏi nếu NLĐ không làm việc cho doanh nghiệp rồi doanh nghiệp có tự bỏ ra 14% để đóng BHXH không?"- bạn đọc này đặt câu hỏi. Tương tự, bạn đọc Hữu Hoàn góp ý: "Không đủ năm để hưởng lương hưu thì rút một lần hà cớ gì mà trả 8%. Việc so sánh với nước ngoài quá khập khiễng và ấu trĩ lắm, nên nhớ rằng đời sống của họ rất cao". Bạn đọc tên Xuân nói: "Rút hay không rút là quyền lợi của người lao động, tự nhiên ép buộc 8% là bất công".

Đề xuất chỉ được rút 8% BHXH một lần: Đừng so sánh khập khiễng - Ảnh 1.

Người lao động cực chẳng đã vì không đủ sức để làm việc và nhiều lý do khác phải nghỉ việc, họ cần tiền để trang trải cuộc sống mới nhận BHXH 1 lần

Bạn đọc Lê Anh hài hước: "Lại so sánh với quốc tế rồi. Sao không so sánh chế độ ăn sinh xã hội của mình với quốc tế nhỉ. Sao không tính là đóng đủ 20 năm BHXH thì hưởng 100% lương hưu nhỉ, sao không tính mức lương hưu bằng bình quân 12 tháng đóng cuối nhỉ v..v.. và v..v.. lại đi tính chỉ cho rút 8%".

Theo số đông bạn đọc, vấn đề đặt ra là làm sao nâng cao mức lương hưu khi người lao động về hưu phải đảm bảo cuộc sống tối thiểu, thay vì tìm cách cắt giảm quyền lợi của họ. Theo bạn đọc Mai Hà, nếu lấy người dân làm trung tâm để xây dựng pháp luật, thì việc chỉ trả 8% khi người lao động rút BHXH 1 lần là ngược với chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. "Người lao động cực chẳng đã vì không đủ sức để làm việc và nhiều lý do khác phải nghỉ việc, họ cần tiền để trang trải cuộc sống mới nhận BHXH 1 lần trước hạn" – bạn đọc Mai Anh khẳng định.

Đề xuất chỉ được rút 8% BHXH một lần: Đừng so sánh khập khiễng - Ảnh 2.

Theo nhiều độc giả, vấn đề đặt ra là làm sao nâng cao mức lương hưu khi người lao động về hưu phải đảm bảo cuộc sống tối thiểu, thay vì tìm cách cắt giảm quyền lợi của họ

Bạn đọc Văn Hiện nêu thực tế: "Hiện tại có hàng ngàn công nhân đang làm việc thì công ty không tiếp tục ký hợp đồng nữa vì không có đơn hàng, sao không nghe cơ quan BHXH có biện pháp gì để hỗ trợ người lao động gặp khó khăn trước mắt, trong khi đó tiền của người lao động đóng vào thì tìm đủ cách để giữ, Đói trước mắt, khó khăn trước mắt không lo ai đâu lại lo suy nghĩ cho ba bốn chục năm sau",

Để giải quyết căn cơ tình trạng NLĐ rút BHXH 1 lần, theo ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài. Trong đó, quan trọng nhất là tạo được niềm tin và sự đồng thuận của người lao động. Giải pháp căn cơ nhất, bền vững nhất là tăng cường quyền lợi cho người lao động. Việc tăng quyền lợi BHXH cho người tham gia cũng là cách giữ họ ở lại hệ thống an sinh, thay vì là những giải pháp tạm thời.

Xem lại tuổi nghỉ hưu

Bạn đọc Lương Tấn Đức góp ý: "Hỏi 100 NLĐ có muốn nhận lương hưu không thì 100 người đều muốn. Khó khăn lắm họ mới tính phương án rút BHXH 1 lần để xoay sở cuộc sống hiện tại. Theo bạn đọc Vũ Thị Bích Ngọc, đa số lao động phổ thông là từ 18 tuổi đã đi làm như vậy đóng đến 42 tuổi là đủ 25 năm phải chờ 13 năm nữa mới được hưởng lương hưu mà toàn những công việc nặng nhọc và độc hại không biết có sống được đến lúc hưởng hưu hay không nữa. Đề nghị xem lại tuổi nghỉ hưu đối với lao động phổ thông.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo