Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, trong đó đáng lưu ý có nội dung đề xuất, nếu người lao động chưa đến tuổi nghỉ hưu, sau 1 năm nghỉ việc không tham gia bảo hiểm xã hội, và đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì mức hưởng cho mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội bằng 1 tháng tiền lương bình quân tính đóng bảo hiểm xã hội. Xung quanh đề xuất này, sau khi Báo Người lao động có bài viết "Đề xuất giảm 50% mức hưởng nếu rút bảo hiểm xã hội một lần có hợp lý?", rất nhiều độc giả gởi ý kiến bày tỏ thái độ không đồng tình.
The bạn đọc Lêlanni, cơ quan soạn thảo khi đề xuất thì nên nghĩ tới quyền lợi của người lao động. "Họ kiếm đồng tiền không dễ dàng gì mà đòi cắt 50% của họ, không tăng thì thôi cớ sao lại đòi giảm. Thực tế, nếu cần thì họ vẫn rút thôi, vậy cái lợi sẽ thuộc về ai?"- bạn đọc này đặt vấn đề.
Cùng quan điểm, bạn đọc VanLe cũng đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét và tìm hiểu tại sao người lao động lại muốn rút bảo hiểm xã hội 1 lần. "Theo tôi thấy những người tôi quen họ rất muốn có lương hưu hàng tháng. Khi đã đủ tuổi nghỉ hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ, sau đó họ gom góp tiền đóng vô thêm một số tiền không nhỏ thế nhưng khi hưởng lương hưu chỉ 1,5 đến và 2,1 triệu đồn. Thử hỏi với mức lương như thế trong thời điểm hiện tại sao sống nổi. Còn nữa, khi người đóng bảo hiểm xã hội chưa được hưởng thì họ bị đột quỵ mất, không ai được hưởng, vậy thì ai còn hứng thú để chờ hưởng lương hưu"- độc giả Vanle viết. Riêng bạn đọc Nini19 đặt vấn đề: "Xin hỏi cơ quan soạn thảo dựa vào nguyên tắc nào mà đưa ra quyết định giảm 50% tiền của người lao động?!"
Bạn đọc Ngô Thị Tuyết Mai gay gắt hơn: "Tôi không đồng ý với phương án này của Bộ Lao động. Bạn đọc Mỹ Bình cũng không không đồng ý với đề xuất này. "Tiền này là do người lao động và doanh nghiệp đóng hà cớ chi mà giảm của chúng tôi. Giờ dịch bệnh, ko có tiền ăn mà không cho rút và giảm là làm sao? Chính phủ cần xem xét và trưng cầu người lao động" – bạn đọc Mỹ Bình nói.
Ở một góc nhìn khác, bạn đọc Merky bày tỏ: Theo mình tính thì số tiền rút bảo hiểm xã hộo lần thấp hơn so với số tiền người lao động đã đóng. Chưa tính đến số tiền lãi hàng năm nếu số tiền đó gửi vào ngân hàng. Vậy là rút 1 lần người lao động đã bị thiệt thòi rồi giờ còn đòi giảm tiếp. Nếu để lĩnh lương hưu thì người lao động đa số cũng đều thiệt thòi vì bị tăng tuổi hưu. Chưa tính những người không thọ thì tuổi thọ của đại đa số cũng chỉ tầm 80 tuổi. Nghĩa là hưởng lương hưu chỉ tầm 20 năm. Số này cộng lại cũng ko bằng số tiền rút ra 1 lần và gửi ngân hàng. Như vậy cũng lỗ, còn những người thọ đến 90 thì không nhiều".
Bạn đọc Phạm Viết Sửu thì góp ý: "Cơ quan nhà nước cấp cao cần xem xét thật kỹ để đảm bảo quyền lợi cho người lao động vì họ đã hết sức khó khăn. mong có được số tiền bảo hiểm để trang trải cho cuộc sống".
Theo bạn đọc Lê Văn Hiếu, cơ quan soạn thảo phải có trách nhiệm đối với người lao động, với số tiền mà người lao động đóng góp, vì đây là số tiền mà người lao động vất vả kiếm được. "Họ phải có quyền được hưởng hàng tháng hay hưởng 1 lần là quyền của người lao động. BHXH không có quyền ép buộc hay ràng buộc người lao động gây tổn hại đến lợi ích, quyền lợi của người lao động" –bạn đọc này phân tích.
Bạn đọc Kimthuong thì bày tỏ thái độ hoài nghi về đề xuất này. "Tại sao cơ quan soạn thảo cứ làm ngược đời không vậy, sao không nghiên cứu làm cái gì có lợi nhất cho người lao động mà cứ cứ đề xuất những cái không hợp lý. Lương hưu cao, tuổi hưu giảm thật đi thì người lao động sẽ thực hiện hết không ai rút bảo hiểm một lần cả". Bạn đọc Nguyễn Thanh Phong thì viết: "Theo tôi nghĩ chế độ hưu trí nên rút ngắn lại 4 năm thì lúc đó mới gọi là lo cho dân, còn đằng này không đề xuất để tăng chế độ hưu trí mà còn tiềm cách chặn số tiền đó nữa. Người lao động họ đã quá khổ rồi khi đưa ra quyết định gì thì xin nghĩ mà thương người lao động cũng như người dân"
Với bạn đọc Phuong Thao thì phải tăng số tháng hưởng chứ không được phép giảm. Nếu giảm thì phải cho lựa chọn giữa đóng và không đóng. Không có chuyện quản lý 1 chiều, bắt phải đóng rồi quy định được rút hay không được rút, rồi tự quy định số tiền hưởng, số tháng hưởng, hệ số.
Người tham gia đóng bảo hiểm xã hội là người lao động và người sử dụng lao động hàng tháng nộp bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật, tiền đó là tiền của người lao động, xin nhắc lại đây là tiền của người lao động chứ không phải đây là tiền của cơ quan bảo hiểm xã hội. Cơ quan này đứng ra thu bảo hiểm xã hội hàng tháng và giữ ở đó. Người lao động có toàn quyền quyết định rút số tiền mình đã đóng bảo hiểm xã hội đó 1 lần hay chờ đến tuổi nghỉ hưu. Việc Bộ Lao động, Thương binh và xã hội đề xuất như vậy là không hợp lý yêu cầu phải xem xét lại theo hướng mở và cho rút 1 lần tùy theo nhu cầu của người lao động"- bạn đọc Khuatquangthin góp ý
Bình luận (0)