xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề xuất giảm 50% mức hưởng nếu rút bảo hiểm xã hội một lần: Khi nào lương hưu mới đủ sống?

An Chi ẢNH: HỒNG ĐÀO - HIỀN THANH

(NLĐO) - Nếu lương hưu chi tiêu cuộc sống đầy đủ và thậm chí còn đi du lịch như ở các nước phát triển thì cũng không ai muốn rút 1 lần làm gì.


Trong nội dung hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất, nếu người lao động chưa đến tuổi nghỉ hưu, sau 1 năm nghỉ việc không tham gia bảo hiểm xã hội, và đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì mức hưởng cho mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội bằng 1 tháng tiền lương bình quân tính đóng bảo hiểm xã hội. Xung quanh đề xuất này, Báo Người lao động tiếp tục nhận được nhiều ý của độc giả góp ý về vấn đề này.

Bạn đọc Nguyễn Chiến Thắng, bày tỏ: "Hãy nghĩ cho người lao động, họ đóng bảo hiểm xã hội thì phải để họ được hưởng đúng chính sách "đóng gì hưởng đó". Người lao động đã vất vả bao năm làm việc rồi, xin đừng tìm cách cắt giảm chính sách thụ hưởng của họ. Tương tự, bạn đọc Nhật Minh cũng góp ý: "Lương hưu hay rút bảo hiểm xã hội một lần cũng là tiền do người lao động góp cho bảo hiểm xã hội quản lý và kinh doanh để hưởng khi về già. Vì vậy bảo hiểm xã hội phải trả đúng trả đủ cho người lao động chứ không phải muốn trả bao nhiêu thì trả". Đồng quan điểm, bạn đọc Võ Thành Phong cho rằng đó là quyền của công dân, tại sao lại không cho hưởng đủ. Người lao động cần trang trải cuộc sống hiện tại và tương lai của họ.

Đề xuất giảm 50% mức hưởng nếu rút bảo hiểm xã hội một lần: Khi nào lương hưu mới đủ sống? - Ảnh 1.

Bạn đọc Ngô Văn Tiếp giãi bày: Người công nhân đi làm muốn kiếm chút gì đó khi đến tuổi hưu. Khi có việc gia đình, họ rất cần số tiền đó mà chỉ cho nhận 50% thì hỏi có hợp lý không?. Theo bạn đọc Đào Đức Khôi, nếu lương hưu đủ sống cho người lao động khi về hưu thì không ai lãnh 1 lần hết. Trên thực tế, người lao động không đủ sống khi lãnh lương hưu trong 1 tháng nhất là ở các TP lớn". Bạn đọc Dương Nhứt hóm hĩnh: "Nếu lương hưu chi tiêu cuộc sống đầy đủ và thậm chí còn đi du lịch như ở các nước phát triển thì cũng không ai muốn rút 1 lần làm gì".

Đề xuất giảm 50% mức hưởng nếu rút bảo hiểm xã hội một lần: Khi nào lương hưu mới đủ sống? - Ảnh 2.

Theo bạn đọc Trần Minh Tuấn, việc tăng tuổi nghỉ hưu đã đưa người lao động vào đường cùng rồi vì có doanh nghiệp nào sử dụng lao động 62 tuổi không? Nay đề xuất cắt giảm 50% mức hưởng nếu nhận bảo hiểm xã hội thì họ hết đường sống.

Bạn đọc Nguyễn Thị Hà bức xúc: "Lạm phát thì gia tăng, tiền ngày càng mất giá nhưng thử hỏi bao năm nay Luật bảo hiểm xã hội đã có cái nào đề xuất tăng mức hường hay giảm thời gian đóng chưa?".

Đề xuất giảm 50% mức hưởng nếu rút bảo hiểm xã hội một lần: Khi nào lương hưu mới đủ sống? - Ảnh 3.

Bữa cơm thiếu thịt của công nhân khu công nghiệp. Ảnh: Hiền Thanh (Báo Lao Động)

Phân tích kỹ hơn, bạn đọc Học Vũ nêu ra 6 vấn đề cần giải quyết. Thứ nhất, giàu thì không ai cần rút bảo hiểm một lần làm gì. Thứ hai, bây giờ hầu hết các công ty chỉ tuyển lao động đến 35-40 tuổi. Vậy quá 35 tuổi đưa hết vào cơ quan nhà nước ngồi đợi đến tuổi nghỉ hưu chăng?? Thứ ba, tuổi nghỉ hưu tăng phản ánh đời sống được nâng cao về mọi mặt nhưng những hạn chế về thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm, độc hại,...sao không đưa ra để đánh giá toàn diện xem có nên tăng hay giảm tuổi hưu?? Thứ tư, đóng bảo hiểm xã hội cũng như một kênh đầu tư của người lao động. Vậy nếu so với bảo hiểm nhân thọ hiện nay, tôi tham gia sẽ ưu việt hơn nhiều, khi mà không chỉ tôi mà cả gia đình tôi đều được bảo vệ, tôi có chết thì số tiền tham gia vẫn được vợ con tôi thụ hưởng trong khi bảo hiểm xã hội thì mất trắng. Thứ năm, an sinh xã hội cũng đồng nghĩa với việc khuyến khích phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân. Nếu ai cũng được khuyến khích, được tạo điều kiện và có điều kiện để làm giàu (khác với làm công) thì có khi cũng chẳng cần đến bảo hiểm xã hội, đơn giản vì xã hội sẽ tạo ra giá trị bền vững đó là thu nhập chứ không phải là lương. Cái này chắc nằm ở vấn đề chính sách, cơ chế. Thứ sáu, quan trọng hơn cả đấy là tiền mồ hôi nước mắt của người lao động.

Liên quan đến đề xuất này, Bộ Tư pháp cho rằng Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã quy định cụ thể, chặt chẽ các trường hợp người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần (điều 60 và điều 77). Việc ban hành Nghị quyết 93/2015 của Quốc hội về sửa Điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội trước đây chỉ mang tính chất tạm thời, xuất phát từ thực tế đời sống và nguyện vọng của người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp có thời gian đóng ngắn, có nhu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần để trang trải cuộc sống trước mắt. Đồng thời, do việc triển khai công tác thông tin tuyên truyền, giải thích chính sách chưa được quan tâm đúng mức, kịp thời nên người lao động chưa hiểu được ý nghĩa, mục đích của các quy định mới của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, đặc biệt là quy định về giải quyết bảo hiểm xã hội một lần. "Việc thực hiện giải pháp này có thể dẫn đến mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thấp hơn so với mức hưởng hiện nay. Do đó, để tránh gây ra những phản ứng xã hội không tốt như trường hợp Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động chính sách, nhất là về lộ trình giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội một lần, tránh gây ra tâm lý hoang mang cho người lao động. Từ đó đề xuất giải pháp khả thi, hiệu quả, hợp lý…" - Bộ Tư pháp nhấn mạnh.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo