xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dịch chuyển lao động đơn thuần, doanh nghiệp không thể tăng năng suất

Minh Hoa (Doanhnhanviet.net)

Tại Việt Nam, nhân tố chính tạo nên năng suất lao động là dịch chuyển lao động. Nhưng sự dịch chuyển này còn rất nhiều bất cập, trong đó, còn thiên về "động" và quá nặng về định lượng nên doanh nghiệp Việt không thể tăng năng suất.

Phiên họp thứ 24 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa diễn ra vào trung tuần tháng 5-2018 đã nêu rõ: Một trong những thách thức của nền kinh tế là năng suất lao động của Việt Nam còn thấp so với nhiều nước trong khu vực.

Thực trạng rất đáng đáng "báo động" này cũng vừa được giới chuyên gia kinh tế đưa ra tại Hội thảo công bố "Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2018", diễn ra tại Hà Nội.

Tại hội thảo, PGS. TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh: Dịch chuyển lao động đang là nhân tố chính tạo nên năng suất lao động cho các doanh nghiệp Việt. Mặc dù năng suất nhờ dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp hiện chiếm 23% nhưng quá trình di chuyển lao động ra khỏi nông nghiệp lại làm cho năng suất của chính khu vực công nghiệp giảm xuống.

Trong đó, sự dịch chuyển những lao động trẻ có tay nghề (được đào tạo tại các trường đại học, trường dạy nghề hoặc được tích luỹ kinh nghiệm sau khi đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài, điển hình là tại Nhật Bản) lại không tạo ra năng suất như mong muốn, ông Thành chia sẻ. Người trẻ có trình độ đại học và cao đẳng tham gia thị trường lao động rất nhỏ. Họ chủ yếu đi xin việc theo kiểu người quen, vai trò của trung tâm dịch vụ việc làm hầu như không đáng kể. Những người có kỹ năng lao động tại nước ngoài, sau khi về nước, lại rời bỏ lĩnh vực mà mình đã được đào tạo bài bản để tham gia thị trường "phi chính thức" (kinh doanh nhỏ lẻ hoặc lái taxi...).

Dịch chuyển lao động đơn thuần, doanh nghiệp không thể tăng năng suất - Ảnh 1.

Người trẻ có trình độ đại học và cao đẳng tham gia thị trường lao động rất nhỏ. Họ chủ yếu đi xin việc theo kiểu người quen, vai trò của trung tâm dịch vụ việc làm hầu như không đáng kể

Bày tỏ sự lo lắng về sự dịch chuyển lao động tại Việt Nam, PGS.TS. Vũ Minh Khương, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu - Đại học Quốc gia Singapore (NUS) cảnh báo: Giải pháp tăng năng suất lao động của Việt Nam đang quá nặng về định lượng. Tư duy đơn giản của doanh nghiệp hiện nay là: Muốn tăng năng suất thì phải tạo ra sự chuyển dịch lớn về số lượng lao động (chủ yếu từ nông nghiệp sang công nghiệp)."Đơn cử như lĩnh vực may mặc, cứ nhìn thấy lĩnh vực may mặc "phấn khởi" là mở rộng ra khắp các tỉnh thành, "mở rộng đến lúc chết", ông Khương nhận xét. Nhân công tại TP HCM cao thì doanh nghiệp mở ra tại Đà Nẵng để thu hút nhân lực giá rẻ hơn, rồi không hiệu quả lại mở ra Thanh Hoá… Doanh nghiệp (DN) không có chiến lược chuyển dịch cao về chất lượng sản phẩm theo khâu thiết kế, tiếp thị. Điều này không thể phát triển bền vững, đặc biệt trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay. DN muốn phát triển phải ghi điểm qua việc chú trọng về chất lượng", ông Khươngchia sẻ.

Đồng tình với ý kiến của PGS.TS. Vũ Minh Khương, PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) nhấn mạnh thêm: Những bất cập từ sự chuyển dịch lao động ồ ạt của thị trường lao động Việt Nam cũng khiến cho người lao động (NLĐ) buộc phải ra khỏi thị trường lao động và bị buộc phải vào môi trường mới. Nếu chuyển dịch có chiến lược, năng suất lao động sẽ cao.

Các chuyên gia khuyến nghị các DN nên học tập kinh nghiệm từ Trung Quốc. Trung Quốc hiện là nước duy nhất trong khu vực chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp lại tăng thêm năng suất - điều mà Nhật Bản, Hàn Quốc trong thời kỳ phát triển nhanh cũng không làm được.

Về nguyên tắc, năng suất bằng sản lượng chia cho số công nhân (CN). Khi CN đông hơn qua quá trình dịch chuyển lao động thì năng suất ngành công nghiệp sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng này, Trung Quốc đã chú trọng thay đổi công nghệ.

Chính phủ Trung Quốc đã có một chiến lược "đặc sắc" - nâng chất lượng nội ngành cùng với việc chuyển dịch lao động không chỉ "động" mà theo cả hướng "tĩnh" (chú trọng nâng cao trình độ cho người lao động). Đây chính là kinh nghiệm vừa mở rộng về quy mô lao động, vừa gia tăng năng suất của Trung Quốc mà Việt Nam cần học tập.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo