xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Điệp khúc “thừa cử nhân - thiếu thợ giỏi”

LÊ PHƯƠNG (BÁO LAO ĐỘNG)

Việc Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) tiếp nhận hơn 500 trường cao đẳng, trường nghề từ Bộ GDĐT nghĩa là phiếu đăng ký dự thi THPT và xét tuyển đại học từ năm nay (2017) sẽ không có lựa chọn các trường cao đẳng, nghề ngoại trừ hệ thống ngành sư phạm.

Trong khi, Bộ Giáo dục - Đào tạo (GDĐT) “mở bung” cánh cửa đại học cho các thí sinh thì các trường cao đẳng, trường nghề sẽ gặp khó khi phải tự xoay xở tuyển sinh. Khi cái danh cử nhân đại học vẫn có sức hút lớn thì nguy cơ thừa cử nhân nhưng thiếu thợ giỏi lại có thể tiếp diễn.

Bộ LĐ-TB-XH bối rối - các trường lo lắng

Theo các chuyên gia, mặc dù việc học cao đẳng hiện nay có nhiều lợi thế như thời gian một số ngành học rút ngắn, chi phí đào tạo cũng giảm rất nhiều nhưng khi Bộ GĐĐT đang tích cực hút thí sinh đại học thì những lợi thế của hệ thống cao đẳng - trường nghề không còn nhiều. Hơn nữa cái danh “cử nhân đại học” vẫn có sức hút quá lớn với thí sinh hiện nay.

Với vai trò là cơ quan quản lý hệ thống giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB-XH đã có công văn 205 ngày 18.1.2017, hướng dẫn công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp một cách linh hoạt. Cụ thể: Vẫn giao công tác tuyển sinh cho các trường, theo 3 hình thức: Xét tuyển, thi tuyển, xem xét giữa xét tuyển và thi tuyển và có thể tổ chức nhiều đợt trong năm… Tuy nhiên, ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội, với cơ chế tuyển sinh đại học dễ dàng và quan điểm trọng bằng cấp hiện nay, hệ thống giáo dục nghề nghiệp đã khó khăn càng khó khăn hơn. Nếu Bộ GDĐT coi đây là dấu ấn sau khi giao các trường cao đẳng, trung cấp nghề… về Bộ LĐ-TB-XH quản lý - thì với trường nghề chúng tôi, đây là “dấu ấn đặc biệt buồn”.

Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội đầu tư “mạnh tay” cho cơ sở vật chất để mong “hút” học sinh. ẢNh: NĐ
Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội đầu tư “mạnh tay” cho cơ sở vật chất để mong “hút” học sinh. ẢNh: NĐ

Theo ông Ngọc, các trường nghề trước đây chủ yếu học lý thuyết, mô hình trên máy tính, video thì nay học sinh được học tới 70% kỹ năng thực hành với các thiết bị thực. Dù với Luật Giáo dục nghề nghiệp mới, khi tốt nghiệp trường cao đẳng nghề, người học được công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành và cử nhân thực hành nhưng “khó khăn là các DN lớn vẫn “mơ màng” chưa hiểu được điều này”, ông Ngọc cho hay.

Ông Phạm Đức Vinh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội - lo ngại, lâu nay tuyển sinh của các trường nghề gặp khó do vấn đề tâm lý trọng bằng cấp. Hiện đất nước đang trong quá trình CNH - HĐH, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế đòi hỏi nguồn nhân lực lớn, nhu cầu nhân lực trực tiếp sản xuất rất thiếu nhưng nhiều người có bằng cấp lại không làm việc được. Để đối phó với các thách thức chồng chất, Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đã xây dựng phương án tuyển sinh, kể cả dùng mạng xã hội để thu hút học sinh. Trước kia trường chỉ có hệ cao đẳng, trung cấp, nay tuyển sinh cả hình thức đào tạo ngắn hạn dưới 1 năm.

Cứu cao đẳng và trường nghề thế nào?

Các chuyên gia cũng cho rằng cần phải phân luồng đào tạo lại không để chỉ tiêu đại học quá nhiều trong khi cao đẳng, trường nghề lại ít đi.

Ông Cao Văn Sâm - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB-XH) - cho rằng, việc học ngành gì, học trường nào của học sinh phải xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn chứ không phải anh tự “trám” đủ bằng cấp cho oai. Ông Sâm cho rằng, việc tạo điều kiện cho mọi người tham gia chọn học các trình độ khác nhau hệ thống giáo dục quốc dân là việc cần thiết, có thể hướng tới “lỏng đầu vào chặt đầu ra”, đây cũng là cách làm của các nước có nền giáo dục phát triển. Tuy nhiên, trong bối cảnh nước ta chuyển hoá mạnh và thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản giáo dục quốc dân, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, ngoài việc học tập các nước có nền giáo dục phát triển, chúng ta phải xây dựng mọi phương án trên cơ sở đáp ứng nguyện vọng người học.


Nhiều trường nghề đã đầu tư thiết bị dạy học hiện đại cho học sinh thực hành.Ảnh: HẢI NGUYỄN

Nhiều trường nghề đã đầu tư thiết bị dạy học hiện đại cho học sinh thực hành.Ảnh: HẢI NGUYỄN

Thực tế, tất cả các trường nói chung đang chịu nhiều sức ép từ nhu cầu nâng cao chất lượng học với giải quyết việc làm. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp muốn áp lực tuyển sinh giảm và nâng cao năng lực cạnh tranh, phải quyết được các yêu cầu sau: Thứ nhất, đào tạo có chất lượng, đáp ứng nhu cầu của DN và thị trường lao động; thứ hai, đổi mới toàn diện để nâng cao năng lực đào tạo. Ngoài ra, hệ thống giáo dục nghề nghiệp phải dự báo sát cung - cầu; cải thiện yếu tố nâng cao chất lượng; cải thiện yếu tố tạo điều kiện cho người học một cách thuận lợi; gắn kết với DN trong mọi khâu từ phát triển chương trình, đào tạo, đánh giá sử dụng.

Về liệu có nguy cơ “lạm phát cử nhân” và thiếu lao động giỏi, ông Sâm cho rằng, để người học không thất nghiệp thì cung - cầu phải gặp nhau. Muốn vây, nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục phải có dự kiến về kế hoạch tổng thể, đào tạo nhân lực các trình độ để phù hợp với nhu cầu thực tế đó. Đặc biệt, Chính phủ phải định hướng, dùng cơ quan dự báo quốc gia và hội đồng tư vấn giáo dục và phát triển nguồn nhân lực mới giải quyết được bài toán vừa vĩ mô vừa vi mô.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo