Bên cạnh việc nghỉ hưu đúng tuổi, người lao động nói chung và cán bộ, công chức nói riêng đều có trường hợp được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn.
Nghỉ hưu theo quy định
Theo quy định tại Điều 31 và Điều 60 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, cán bộ, công chức được nghỉ hưu theo quy định của Bộ Luật Lao động mới nhất.
Căn cứ Điều 187 Bộ Luật Lao động năm 2012, cán bộ, công chức có thể nghỉ hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và được hưởng lương hưu khi đảm bảo điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Hiện nay cán bộ, công chức có thể nghỉ hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và được hưởng lương hưu khi đảm bảo điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Ngoài ra, theo Điều 187 Bộ Luật Lao động, cán bộ, công chức cũng có thể được nghỉ hưu sớm hoặc kéo dài thời gian nghỉ hưu:
- Nghỉ hưu sớm (nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn): Bị suy giảm khả năng lao động, làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…
- Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn (kéo dài thời gian nghỉ hưu) nhưng không quá 5 năm so với tuổi nghỉ hưu trong trường hợp bình thường: Có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác.
Do đó, thông thường, cán bộ, công chức sẽ được nghỉ và hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và đảm bảo điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Điều kiện cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn
Không phải mọi cán bộ, công chức đều được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn mà chỉ có một số trường hợp cán bộ, công chức nêu tại Điều 2 Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 25-9-2015, sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 104/2020/NĐ-CP của Chính phủ sau đây:
Công chức có thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tối đa là 5 năm nhưng không vượt quá 60 tuổi
- Là cán bộ, công chức nữ giữ một trong các chức vụ, chức danh gồm: Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy là người dân tộc thiểu số; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước… Trong đó, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tối đa là 5 năm nhưng không vượt quá 60 tuổi;
- Những người được bổ nhiệm chức vụ, chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tối đa là 5 năm nhưng không quá 65 tuổi (với nam) và 60 tuổi (với nữ).
Những đối tượng nêu trên để được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn còn phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 4 Nghị định 53/2015/NĐ-CP: Có đủ sức khỏe để thực hiện chức trách, nhiệm vụ; Không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền.
Bình luận (0)