xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đồng hành với những cảnh đời khốn khó

Bài và ảnh: VĨNH TÙNG

Hoạt động trợ vốn hiệu quả của Quỹ CEP đã giúp hồi sinh các làng nghề truyền thống, giúp các đối tượng xã hội hòa nhập cộng đồng

Qua cầu Xáng, rẽ trái vào đường Mai Bá Đương, hình ảnh gây ấn tượng với chúng tôi là màu vàng của những dàn phơi nhang được các hộ dân bày dọc hai bên lộ. “Từ khi Quỹ CEP hiện diện ở đây, làng xe nhang như được hồi sinh”. Nhiều người dân ở xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh-TPHCM nói với chúng tôi như vậy. Thấm thoắt đã 15 năm, kể từ ngày những cán bộ tín dụng CEP lặn lội đến khảo sát, trợ vốn cho bà con nghèo ở đây.


img
Nhờ Quỹ CEP, gia đình bà Phạm Thị Lài (giữa) ở ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh - TPHCM thoát nghèo.


Không còn phải làm thuê


Chúng tôi ghé thăm nhà chị Phạm Ngọc Kim Ngân (ấp 1, xã Lê Minh Xuân), một trong những thành viên vay vốn lâu năm của Quỹ CEP. Ân cần rót nước mời khách trong ngôi nhà vừa được tu sửa, nền gạch bông bóng loáng, chị Ngân vui vẻ cho biết: “Mấy năm trước, khách đến thăm phải tiếp ngoài sân vì nền nhà thấp, mỗi khi nước triều lên là ngập. Mái nhà thì dột nát nên trong nhà cũng như ngoài sân. Nhờ vay Quỹ CEP, tôi có vốn làm ăn, lại có dư chút ít dành dụm sửa nhà”.


Ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TPHCM:


Giúp người nghèo có một cuộc sống tốt đẹp hơn


Qua 18 năm hoạt động, Quỹ CEP đã khẳng định chỗ đứng vững chắc trong cộng đồng dân cư, đặc biệt là người lao động nghèo. Sự tận tâm của cán bộ tín dụng CEP ở từng địa phương đã giúp bà con nghèo tiếp cận nhiều hơn nguồn vốn vay, có cơ hội thoát đói nghèo, vươn lên trong cuộc sống. Bên cạnh hoạt động trợ vốn, việc trao  học bổng CEP cho con thành viên, trao mái ấm cho người nghèo càng khẳng định mục tiêu của CEP là làm những gì tốt nhất để giúp người nghèo có cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó chính là ý nghĩa nhân văn trong hoạt động của Quỹ CEP.

Trước đây, chị Ngân chuyên xe nhang thuê, mỗi ngày kiếm được khoảng 30.000 đồng; còn thu nhập từ nghề phụ hồ của chồng chị - anh Võ Thanh Tuấn - bữa có, bữa không. Chị kể: “Đôi ba lần, tôi đã định vay nóng bên ngoài mua máy xe nhang để kiếm thêm thu nhập, nhưng rồi lại không dám vì lãi quá cao. Năm 1995, được Ban Điều hành ấp giới thiệu, tôi vay Quỹ CEP 1 triệu đồng mua máy xe nhang và nguyên liệu, bắt đầu làm chủ “xưởng” làm nhang nhỏ bé của mình”.

Chịu khó làm lụng từ sáng đến tối mịt, mỗi ngày chị thu được 70.000 đồng. Sau 10 lần vay, “xưởng” xe nhang của chị ngày càng khấm khá. Thu nhập từ nghề làm nhang không chỉ giúp chị ổn định cuộc sống mà còn có dư để sửa nhà, mua xe máy cho chồng, con đi làm, đi học.


Gia đình chị Phạm Thị Lài trước đây thuộc diện xóa đói giảm nghèo. Chị cũng xe nhang thuê với thu nhập ít ỏi, cuộc sống gia đình 5 miệng ăn hết sức chật vật. Quỹ CEP đã kịp thời hỗ trợ vốn để chị mua máy, nguyên liệu làm nhang. 17 lần vay Quỹ CEP đã giúp gia đình chị đổi đời thực sự khi công việc làm nhang ngày càng khấm khá với thu nhập bình quân 2 triệu đồng/tháng.

Chị vui vẻ kể: “Không chỉ lo được cuộc sống thường nhật mà khoản tiền tiết kiệm từ Quỹ CEP còn giúp gia đình tôi vượt qua những lúc thắt ngặt bất ngờ. Lần chồng tôi bị phỏng do tai nạn lao động, may mà có khoản tiền tiết kiệm nên tôi đã rút ra để lo cho anh; khỏi phải vay mượn, nợ nần”.


img
Ông Trần Ngọc Tuấn, Trưởng Chi nhánh CEP Đức Hòa (giữa), thăm hỏi gia đình bà Nguyễn Thị Hồng (bìa phải) ở xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh - TPHCM


Giang tay với người lầm lỡ


Về ấp 3, xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, chúng tôi được nghe một câu chuyện khá cảm động. Anh L.M.V, 29 tuổi (ngụ tại C6/203, ấp 3, xã Bình Lợi), là nhân vật chính của câu chuyện này.


Năm 1999, khi gởi đứa con trai út L.M.V theo học tại Trường Thiếu niên 2, vợ chồng bà Nguyễn Thị Hồng không nghĩ có ngày nó sẽ nhiễm HIV/AIDS. Nghe lời rủ rê của bạn bè, V. đã thử tiêm chích ma túy và nhiễm căn bệnh thế kỷ từ hồi học lớp 11. Khi nghe con thú nhận, bà Hồng rụng rời, thậm chí đã muốn tìm đến cái chết; còn chồng bà, chỉ sau mấy ngày lo buồn mà tóc đã bạc trắng. “Lúc đó, vợ chồng tôi nghĩ đời nó như vậy là hết”- bà Hồng kể lại mà ứa nước mắt.

Song vì thương con, bà lại lặn lội khắp nơi tìm trường cai nghiện với hy vọng mong manh là vớt vát phần đời còn lại của con. Ròng rã bốn - năm năm trời, bà mẹ ấy tằn tiện đồng lương thương binh ít ỏi để giúp con cai nghiện. Năm 2006, sau khi rời trường cai nghiện, V. chẳng có nghề nghiệp gì. Nhiều bạn bè đồng trang lứa của anh cũng vậy. Nghe được thông tin này từ UBND xã, Chi nhánh CEP Bình Chánh đã quyết định hỗ trợ không lấy lãi 10 máy xe nhang cho các đối tượng từ trường cai nghiện về, trong đó có V.


Sự hỗ trợ kịp thời ấy cùng với bàn tay nâng đỡ của gia đình đã giúp V. đứng dậy, chí thú làm ăn. Một năm sau đó, V. lập gia đình trong niềm vui khôn tả của cha mẹ. Nhưng chẳng may cô dâu bị tai nạn giao thông qua đời ngay trong ngày cưới. Bốn tháng sau, V. lại lập gia đình với chị Ngô Thị Lắm (quê ở Vĩnh Long). “Khi hay tin con dâu có thai, chúng tôi mừng ít, lo nhiều vì sợ con dâu và cháu nội cũng sẽ không sống được bao lâu. Nhưng thật kỳ diệu, qua 6 lần xét nghiệm HIV/AIDS, con dâu tôi đều âm tính.

Rồi cháu nội tôi ra đời cũng khỏe mạnh. Quỹ CEP không chỉ giúp tôi có vốn làm ăn mà còn dang rộng vòng tay nhân ái với con trai tôi và những người lầm lỡ. Sự quan tâm ấy đã tiếp thêm nghị lực sống cho cháu”- bà Hồng nghẹn ngào. Nhìn bà nựng nịu cháu nội, chúng tôi cũng thấy vui lây.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo