xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng mơ không làm vẫn được hưởng lương

Theo NGUYỄN HIỀN (PLO)

Từ ngày 1-7 sẽ ký kết hợp đồng làm việc xác định thời hạn (từ 36 đến 60 tháng) thay vì “không xác định thời hạn” như trước đây

Từ ngày 1-7, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019 bắt đầu có hiệu lực.

Theo quy định của luật sửa đổi lần này, sẽ có nhiều chính sách mới dành cho cán bộ, công chức và viên chức được áp dụng.

Pháp Luật TP.HCM có cuộc trao đổi với TS Thái Thị Tuyết Dung, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm đào tạo trực tuyến, Trường ĐH Luật TP HCM, để làm rõ những điểm mới của luật này so với quy định cũ trước đây.

 Phóng viên: Những trường hợp nào thì viên chức có biên chế suốt đời, thưa bà?

+ TS Thái Thị Tuyết Dung: Trước đây, theo quy định của Luật Viên chức 2010 thì sau khi viên chức đã thực hiện xong hợp đồng xác định thời hạn và tiếp tục ký hợp đồng sẽ được ký hợp đồng không xác định thời hạn, thường gọi là biên chế suốt đời.

Từ ngày 1-7, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn chỉ còn được áp dụng với ba trường hợp sau: Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1-7-2020; cán bộ, công chức chuyển thành viên chức; người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.


- Điều đó có ý nghĩa như thế nào, thưa bà?


+ Nghĩa là tất cả trường hợp viên chức được tuyển dụng mới từ ngày 1-7 sẽ ký kết hợp đồng làm việc xác định thời hạn (từ 36 đến 60 tháng) thay vì "không xác định thời hạn" như trước đây.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc không còn biên chế suốt đời, tức là sẽ không còn có suy nghĩ không cần làm gì vẫn cứ hưởng lương đều đều, chẳng bao giờ lo bị sa thải.

Về thời hạn tối đa của hợp đồng làm việc xác định thời hạn với viên chức, theo luật mới thì hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 đến 60 tháng (trước đây là từ đủ 12 đến 36 tháng).


Đừng mơ không làm vẫn được hưởng lương - Ảnh 1.

Thi tuyển công chức tại TP.HCM. Ảnh minh họa: HTD

Theo quy định mới thì công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội…

So với quy định cũ, định nghĩa công chức lần này có bổ sung cụm từ "tương ứng với vị trí việc làm".

Điều này giúp cho việc tuyển dụng và bố trí sử dụng công chức một cách hiệu quả. Tránh tình trạng định sẵn nhân sự rồi mới tạo ra công việc và tránh sự chồng chéo khi phân công, giao việc.

Bên cạnh đó, xác định công chức trên vị trí việc làm cũng là căn cứ để cho công tác đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, chi trả tiền lương hiệu quả hơn.

Ngoài ra, phạm vi công chức có sự thay đổi đó là lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp công lập không còn là công chức mà trở thành viên chức. Điều này chắc sẽ có hàng loạt thay đổi sắp đến, ví dụ ai sẽ ký hợp đồng làm việc đối với những chức danh như hiệu trưởng các trường ĐH công lập…


Đừng nghĩ vi phạm xong hạ cánh an toàn

. Cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu, sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì theo quy định mới này sẽ được xử lý như thế nào?


+ Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà cán bộ, công chức vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật.

Với quy định mới này, hy vọng cán bộ, công chức sẽ chùn tay trước ý định làm việc sai trái vì nghĩ mình sẽ "hạ cánh là an toàn".

Thực tế có không ít cán bộ lãnh đạo lúc sắp rời ghế tranh thủ thực hiện "chuyến tàu vét", tham ô, nhận hối lộ, lôi kéo lợi ích nhóm, gây thất thoát tài sản công… gây bất bình trong dư luận.


Đổi mới trong đãi ngộ nhân tài Luật cho phép

Chính phủ quy định khung chính sách trọng dụng và đãi ngộ đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ. Sau đó, người đứng đầu cơ quan nhà nước quyết định chế độ trọng dụng và đãi ngộ đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý. HĐND cấp tỉnh quy định chính sách trọng dụng và đãi ngộ đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do cấp tỉnh quản lý. Với quy định này, việc đãi ngộ nhân tài không còn tập trung vào một đầu mối như trước là được sự thống nhất từ Bộ Nội vụ, Chính phủ. Theo quy định mới này thì Bộ Nội vụ, Chính phủ chỉ quy định khung, mức đãi ngộ, còn mỗi ngành sẽ có những quy định cụ thể. Đây là một dấu hiệu tích cực rất đáng nhìn nhận.

TS THÁI THỊ TUYẾT DUNG, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm đào tạo trực tuyến, Trường ĐH Luật TP.HCM


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo