Vậy là tròn 44 năm ngày thống nhất đất nước, non sông liền một dải, Bắc - Nam sum họp một nhà. Đối với những người được sinh ra trong năm lịch sử 1975, đến nay đã có một khoảng thời gian đủ để chứng kiến nhiều sự đổi thay của đất nước. Đây cũng là khoảng thời gian ghi nhận những nỗ lực của họ trong việc vượt qua mọi khó khăn, thử thách để có những thành quả trong cuộc sống.
Cảm ơn ngày thống nhất đất nước
Sinh ra và lớn lên tại Giồng Trôm, Bến Tre, anh Đỗ Phú Đạt (sinh ngày 5-11-1975), thừa hưởng những thành quả cách mạng mà cha ông của anh đã hy sinh nhiều xương máu, anh Đạt kể nhờ truyền thống cách mạng của quê hương Đồng Khởi nên thế hệ của anh được đến trường học hành đầy đủ.
Sau bậc phổ thông, anh Đạt khăn gói lên TP HCM học ngành kinh tế tại Trường ĐH Kinh tế TP HCM. Năm cuối bậc đại học, anh xin vào thực tập tại Tổng Công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn (SAMCO), sau đó anh được nhận ở lại làm việc và trở thành nhân viên phòng kế hoạch - kinh doanh từ năm 1996.
Sinh ra và lớn lên tại Giồng Trôm, Bến Tre, anh Đỗ Phú Đạt (sinh ngày 5-11-1975), thừa hưởng những thành quả cách mạng mà cha ông của anh đã hy sinh nhiều xương máu, anh Đạt kể nhờ truyền thống cách mạng của quê hương Đồng Khởi nên thế hệ của anh được đến trường học hành đầy đủ.
Sau bậc phổ thông, anh Đạt khăn gói lên TP HCM học ngành kinh tế tại Trường ĐH Kinh tế TP HCM. Năm cuối bậc đại học, anh xin vào thực tập tại Tổng Công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn (SAMCO), sau đó anh được nhận ở lại làm việc và trở thành nhân viên phòng kế hoạch - kinh doanh từ năm 1996.
Được đi làm là niềm vui mỗi ngày
Chị Phạm Thị Thủy (sinh ngày 14-7-1975) hiện là công nhân thuộc đội thành phẩm MF Công ty CP Thực phẩm Cholimex.
Với chị, được sinh ra khi đất nước thống nhất là điều rất vinh dự. Tuổi thơ của chị lớn lên cùng đất nước sau chiến tranh nên khó khăn trăm bề. Chị kể ngày đó cái ăn cái mặc đều thiếu nhưng ai cũng vui sướng bởi đất nước không còn tiếng bom, tiếng súng; không còn cảnh nơm nớp lo sợ quân giặc càn quét. Thời đó, dù còn nhiều khó khăn nhưng trạm xá, trường học mọc lên để ai cũng được đến trường, đều được khám chữa bệnh. Đủ tuổi đi học, chị cũng đến trường với bao mơ ước của một đứa trẻ được sống trong bầu không khí hòa bình của một đất nước độc lập. Nhưng rồi vì hoàn cảnh riêng của gia đình mà chị phải nghỉ học sớm để nhường cho các em đến trường. Chị phụ cha mẹ làm đủ thứ nghề để kiếm cái ăn.
"Đến tuổi lấy chồng, tôi về sống cùng gia đình chồng ở huyện Hóc Môn cho đến ngày hôm nay. Hồi mới cưới nhau, chồng làm xây dựng, tôi ở nhà phụ việc nhà, chăm lo cho gia đình chồng, sau đó làm thợ may rồi buôn bán lặt vặt. Khi con đã khôn lớn, năm 2010, tôi vào làm công nhân ở Công ty CP Thực phẩm Cholimex cho đến hôm nay" - chị Thủy cho biết.
Chị Thủy nói được đi làm là niềm vui sướng mỗi ngày. Công việc không quá nặng nhọc, làm việc cùng các đồng nghiệp đến từ nhiều vùng miền khác nhau nên sự tương tác, học hỏi lẫn nhau khiến mỗi ngày trôi qua thật ý nghĩa. Dù là công nhân nhưng công việc mà chị Thủy đang làm cho thu nhập khá ổn định, được hưởng đầy đủ các quyền lợi về BHYT, BHXH. Nơi làm việc cũng gần nhà nên chị cảm thấy tất cả đều rất thuận lợi, từ công việc đến chuyện chăm lo cho gia đình.
Gần chục năm làm công nhân, chị Thủy nói việc nào cũng vậy, phải học hỏi thật kỹ, làm cho thật tốt công việc đó thì mới có thể tồn tại lâu dài. Mỗi công đoạn, mỗi khâu trong dây chuyền sản xuất đòi hỏi người lao động phải có những kỹ năng thuần thục để xử lý. Ai cũng phải học nên chẳng bao giờ là quá muộn cho việc học tập. Đó là lý do mà chị được đánh giá là lao động lành nghề, làm việc nhanh nhẹn, được đồng nghiệp yêu mến, quý trọng.
"Con lớn rồi nên cũng không còn vất vả nữa. Giờ còn khỏe nên mình ráng làm để tích lũy về già. Vợ chồng cũng tích cóp được một ít để phòng khi bất trắc. Nhưng quan trọng nhất vẫn là tương lai của con gái. Cháu học ra trường rồi và đang phụ kinh doanh để lấy kinh nghiệm. Điều kiện học hành của cháu tốt hơn cha mẹ ngày trước nên tôi rất tôn trọng quyết định của cháu, làm ngành nào cũng được, miễn là làm tốt" - chị Thủy nói.
Sống trong thời bình phải giàu kiến thức
Anh Phạm Nam Thắng (sinh ngày 4-5-1975) hiện công tác tại MTTQ quận Thủ Đức.
Sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, khi anh vừa 5 tuổi thì cha mất, học đến lớp 9 thì phải nghỉ học làm thợ hồ phụ mẹ nuôi các em. Sau đó, nhờ được người chú động viên, anh quay lại trường học nhưng chỉ gần hết lớp 10 thì một lần nữa lại phải nghỉ học để đi làm bởi gia đình quá khó khăn, mẹ liên tục đau ốm. Kể từ đó, anh làm công nhân xưởng gỗ, rồi chuyển tới làm lao công, bảo vệ cho một xí nghiệp heo giống cấp 1.
Thấy anh nhanh nhẹn lại chăm chỉ nên được nhiều anh em bạn bè yêu mến. Xã Linh Xuân của huyện Thủ Đức (nay là quận Thủ Đức) mời anh về làm cán bộ Xã đoàn. Được tin tưởng giao trọng trách công tác Đoàn nhưng anh nghĩ mình chưa học hết lớp 10 thì làm sao vận động được thanh niên, đoàn viên học hành, rèn luyện. Thế là anh đăng ký học bổ túc, ngày làm, đêm học và tốt nghiệp. Năm 2004, anh thi và học ngành xã hội học tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM. Năm 2009, anh tốt nghiệp cử nhân xã hội học và chuyển qua phụ trách nhà văn hóa lao động, rồi làm công tác tuyên giáo tại LĐLĐ quận Thủ Đức. Làm công tác Công đoàn, anh có điều kiện tiếp xúc nhiều với công nhân, người lao động và giúp họ đòi những quyền lợi chính đáng liên quan đến pháp luật về lao động. Để nắm rõ luật, anh đăng ký học văn bằng 2 ngành luật tại Trường ĐH Kinh tế Luật TP HCM và đã tốt nghiệp vào năm 2015.
Hành trình từ công nhân đến một công chức với anh Thắng là cả một chặng đường mà không phải ai cũng làm được. Chúng tôi hỏi động lực nào đã giúp anh trưởng thành như vậy? Anh nói đó là bản năng hoàn thiện bản thân trong thời bình.
"Ông cha ta sống trong thời chiến mà họ cũng học hành được thì không có lý do gì sống trong thời bình mà chúng ta không học. Tôi lớn lên với những cơn đau vật vã của mẹ, thiếu hơi ấm của cha nên việc học hành không được suôn sẻ. Nhưng kể cả khi đi làm công nhân hay bây giờ trở thành công chức, không khi nào tôi quên nhiệm vụ học. Tôi luôn động viên mình rằng có thể mình nghèo về vật chất nhưng phải giàu về kiến thức" - anh Thắng tâm sự.
"Tôi không nề hà bất cứ công việc gì, miễn là được phục vụ người dân, bởi tôi chính là người dân và được người dân tin tưởng. Công việc nào cũng phục vụ cho sự phát triển chung của quận, của TP nên phát huy được cái gì cho sự phát triển đó tôi đều cảm thấy hạnh phúc. Cái tôi lo lắng là mình có thể bị lạc hậu trước sự phát triển quá nhanh về khoa học công nghệ. Tôi đang phải học hằng ngày để bắt kịp sự thay đổi này, vì tôi nhận ra xu hướng làm việc sắp tới là không hề đơn giản" - anh Thắng chia sẻ.
An tâm tích lũy cho tương lai
vùng đất võ Bình Định, chị Nguyễn Thị Hương (sinh ngày 6-7-1975) mang dáng vẻ của một phụ nữ mạnh mẽ, quyết đoán. Nhưng khi trò chuyện với chị, chúng tôi nhận ra đằng sau sự mạnh mẽ ấy là một trái tim nồng hậu, hy sinh và vị tha.
Đường học vấn của chị không đến nơi đến chốn vì gia đình quá khó khăn, nhà đông anh em. Dù vậy, vợ chồng chị quyết tâm bằng mọi giá phải nuôi 2 con ăn học. "Hòa bình, thống nhất đất nước làm cả nước vui mừng. Nhưng sau giải phóng, cuộc sống quá khó khăn nên thời của tôi vất vả lắm - chị Hương cho biết.
Chị gặp được người chồng tốt bụng cùng quê. Rồi họ có với nhau 2 đứa con ngoan hiền, khỏe mạnh. Hai vợ chồng làm đủ thứ việc để nuôi con ăn học. Giờ thì các con đã tốt nghiệp đại học, có việc làm tốt, có thể lo lắng cho cha mẹ. Dù thế, hai vợ chồng vẫn không muốn như vậy nên tiếp tục đi làm để về già, các con không phải bận tâm.
"Đời nào ra đời đó. Nuôi dạy các con là chuyện của cha mẹ. Các con khôn lớn có việc làm ổn định là mừng lắm rồi. Để các con yên tâm phấn đấu trong công việc nên vợ chồng tôi vẫn đi làm hằng ngày. Tôi làm công nhân ở Công ty CP Thực phẩm Cholimex, chồng làm cơ khí cũng đủ lo cho cuộc sống và có tiết kiệm chút đỉnh. Mình còn sức khỏe thì phải làm việc vì thời kỳ vất vả qua rồi, giờ là giai đoạn tích lũy cho tương lai" - chị Hương tâm sự.
Làm công nhân cho Công ty CP Thực phẩm Cholimex mới hơn 5 năm nhưng với chị Hương, đó là khoảng thời gian "nghỉ dưỡng" bởi theo chị, công việc làm trong xưởng mát mẻ, đi làm có giờ giấc, chế độ phúc lợi đầy đủ, công việc sẵn có, không phải lo lắng gì, cuối tháng nhận lương, cuối năm nhận thưởng. Đó là mơ ước bởi trước đây, công việc của chị không ổn định, mà không ổn định thì khó tính toán kế hoạch gì được. Giờ thì chị và anh đã ổn định nên còn có cả thời gian để chăm lo cho sức khỏe, chăm lo các con.
Bình luận (0)