Trầy trật sinh kế
Chuỗi ngày sau khi bị tai nạn lao động trôi qua hết sức nặng nề, dù anh Danh luôn tự nhủ sẽ không đầu hàng số phận, không trở thành gánh nặng của mẹ già. Khi vết thương lành hẳn, anh làm đơn xin việc khắp nơi, kể cả các cơ sở bảo trợ xã hội nhưng không nơi nào nhận. “Dù tự tin đến mấy nhưng nhiều lúc tôi cũng muốn buông xuôi”- anh tâm sự.
Cuối cùng, anh cũng nhận được công việc bỏ mối cà phê. Thời gian đầu, việc điều khiển xe giao hàng bằng một tay với anh hết sức khó khăn. Rất nhiều lần danh bị ngã, người xây xát, bầm dập nhưng anh vẫn gượng dậy. “Cầm những đồng tiền lời đầu tiên từ việc bỏ mối cà phê, tôi mừng đến chảy nước mắt vì thấy mình không vô dụng”- anh Danh bộc bạch.
Anh Lê Viết Danh nói: “Vụ tai nạn đã cướp đi của tôi một cánh tay nhưng cũng giúp tôi mạnh mẽ và kiên cường hơn để sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thử thách. Tôi thấy vui vì cuối cùng mình cũng có một công việc ổn định và một gia đình êm ấm”. |
Hạnh phúc cũng đã mỉm cười với anh khi anh được một cô thợ may giỏi giang yêu mến. Họ đã nên vợ nên chồng và có một cháu gái kháu khỉnh. Anh thổ lộ: “Nếu không có người thân, bạn bè động viên, giúp đỡ, có lẽ tôi đã không thể vượt qua khó khăn, mặc cảm để sống có ích”.
Ám ảnh khôn nguôi
Vụ nổ lò hấp thanh trùng tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới vào năm 1999 chỉ diễn ra trong tích tắc nhưng đã làm thay đổi cả cuộc đời bà Nguyễn Thị Nguyệt, một hộ lý cần mẫn và hiền lành. Áp suất và sức nóng đã khiến 360 chai nước biển ở nhiệt độ sôi nổ tung ghim thẳng vào người làm bà bất tỉnh. Thương tật 81%, các vết phỏng loang lổ từ đầu tới gót chân, bà Nguyệt mê man suốt một tháng trời tại Khoa Phỏng Bệnh viện Chợ Rẫy và chịu đựng hàng chục cuộc phẫu thuật ghép da đau đớn.
“Tôi không tin là mình có thể sống. Sau mỗi cuộc phẫu thuật, tôi cảm thấy như chết đi sống lại vì đau đớn. Nhìn hình hài mình lúc ấy, toàn thân quấn băng trắng toát, tôi còn thấy khiếp sợ cả chính mình!”- bà rùng mình nhớ lại, nỗi ám ảnh khôn nguôi đến tận bây giờ. Tai nạn bất ngờ ập đến khiến bà mất hẳn sức lao động, tay trái không cầm nắm được, tay phải chỉ cầm được vật nhẹ, mọi sinh hoạt đều phải có người hỗ trợ.
Không chỉ đau đớn về thể xác, việc đột nhiên trở thành gánh nặng cho gia đình vốn đã khó khăn càng khiến bà nặng lòng. “Lúc ấy, chồng tôi sức khỏe đã yếu lại phải chăm sóc mẹ già bệnh tật nằm một chỗ, con trai chỉ mới bắt đầu đi làm”- bà nhớ lại.
ASEAN có 180 triệu lao động dễ tổn thương (NLĐ) - Sáng 21-3, Bộ LĐ-TB-XH phối hợp cùng Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO đã tổ chức hội thảo “Nâng cao nhận thức về bảo hiểm thất nghiệp, các giải pháp bảo đảm thu nhập và chính sách về thị trường lao động của các nước ASEAN” tại TPHCM với sự tham gia của gần 100 đại biểu đến từ các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tình trạng thất nghiệp ở các nước ASEAN, thúc đẩy các chương trình bảo hiểm thất nghiệp và việc làm, tạo sự đồng thuận về bảo hiểm thất nghiệp và dịch vụ việc làm, bảo vệ và tạo cơ hội việc làm cho lao động ở khu vực phi chính thức… là những nội dung chính được thảo luận tại hội thảo. Theo các đại biểu, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đói nghèo ở các nước có thu nhập thấp trong khu vực Đông Nam Á là do thiếu việc làm hoặc có việc làm dễ tổn thương, nghĩa là việc làm bấp bênh, được trả công thấp và không được bảo vệ. Năm 2011, khu vực Đông Nam Á có khoảng 180 triệu lao động dễ tổn thương, tương đương gần 62% lực lượng lao động. Thêm vào đó, cứ 3 người thì có 1 người sống với mức thu nhập ít hơn 2 USD/ngày. Riêng ở Việt Nam, cứ 10 người lao động thì đến 6 người thuộc nhóm có việc làm dễ tổn thương. Kinh nghiệm từ các nước cho thấy sự kết hợp giữa các chính sách hỗ trợ tiền mặt và quay trở lại thị trường lao động được xem là cơ chế hiệu quả để bảo vệ người lao động và gia đình họ khỏi đói nghèo, nhanh chóng kiếm được việc làm khác. Tr.Hoàng-Ph.Anh |
Bình luận (0)