xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trực tuyến: Hậu Covid-19, người lao động được hỗ trợ gì khi tham gia BHXH?

N.Dung

(NLĐO) - Tiếp tục tham gia BHXH thế nào trong bối cảnh doanh nghiệp phá sản, giải thể để do dịch Covid-19 để sau này hưởng lương hưu. Mức hỗ trợ người tham gia BHXH tự nguyện được điều chỉnh tăng thế nào sau dịch Covid-19? Nên đóng BHXH hay gửi tiết kiệm?...

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ đầu năm 2020 đến nay số người tham gia BHXH bắt buộc bị tác động tiêu cực. Ở nhiều địa phương tỉ lệ giải quyết BHXH một lần cao, ảnh hưởng tới khả năng nhận lương hưu của người khi về già.

Trong bối cảnh cả nước đối mặt với tình hình khó khăn do dịch bệnh Covid-19, BHXH Việt Nam chủ động thực hiện nhiều giải pháp để kịp thời đảm bảo an sinh xã hội cho người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BHTN; tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị, doanh nghiệp trong việc đảm bảo sản xuất, kinh doanh góp phần ổn định kinh tế, xã hội của đất nước.

Trực tuyến: Hậu Covid-19, người lao động được hỗ trợ gì khi tham gia BHXH? - Ảnh 1.

Tham gia BHXH để khi hết tuổi lao động có lương hưu- Ảnh VIỆT DŨNG

Tiếp tục tham gia BHXH thế nào trong bối cảnh doanh nghiệp phá sản, giải thể để do dịch Covid-19 để sau này hưởng lương hưu. Mức hỗ trợ người tham gia BHXH tự nguyện được điều chỉnh tăng thế nào sau dịch Covid-19? Lương hưu có được tính bù trượt giá? Nên đóng BHXH hay gửi tiết kiệm?...

Để giải đáp những thắc mắc, băn khoăn của bạn đọc về việc tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện thế nào sau đại dịch Covid-29, Báo Người Lao Động phối hợp BHXH Việt Nam tổ chức buổi giao lưu trực tuyến chủ đề: "Tham gia BHXH sau dịch Covid-19"

Chương trình diễn ra từ 9 giờ đến 11 ngày 28-10-2020 tại nld.com.vn, với sự tham gia của các khách mời:

- Bà Bùi Thị Kim Loan, Phó trưởng Ban Thực hiện chính sách BHXH (BHXH Việt Nam)

- Ông Đinh Duy Hùng, Phó trưởng Ban Quản lý Thu-Sổ, thẻ (BHXH Việt Nam)

- Ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Pháp luật, LĐLĐ TP HCM.

- Bà Quãng Ngọc Phương Anh - Phó Trưởng phòng Truyền thông & Phát triển đối tượng - BHXH TP HCM

Ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Pháp luật, LĐLĐ TP HCM.

Chúng tôi trân trọng kính mời độc giả quan tâm gửi câu hỏi cho các diễn giả ở form đặt câu hỏi phía dưới.

Báo Người Lao Động điện tử bắt đầu tiếp nhận các câu hỏi của độc giả từ nay đến khi buổi giao lưu trực tuyến kết thúc.

Lâm Đạt

  09:41 ngày 28/10/2020

Năm 2020 và 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 dự đoán có nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, dẫn tới nợ đọng tiền bảo hiểm xã hội của NLĐ. Cơ quan BHXH TP HCM có phương án nào hỗ trợ để đảm bảo quyền lợi DN và NLĐ trong bối cảnh hiện nay?

Quãng Ngọc Phương Anh

Năm 2019 và 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 dự đoán có nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, dẫn tới nợ đọng tiền bảo hiểm xã hội của NLĐ. Cơ quan BHXH TP HCM có phương án nào hỗ trợ để đảm bảo quyền lợi DN và NLĐ trong bối cảnh hiện nay?

Thời gian qua, đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, đã ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức thực hiện công tác thu BHXH, BHYT, BHTN. Tuy nhiên, cơ quan BHXH Thành phố đã chủ động thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cụ thể:

* Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn hồ sơ, thủ tục xác nhận điều kiện để doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất theo chỉ đạo của BHXH Việt Nam tại Công văn số 860/BHXH-BT ngày 17/3/2020 về hướng dẫn BHXH các địa phương thực hiện tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất đối với Doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

* Ban hành các văn bản hỗ trợ doanh nghiệp:

- Công văn số 553/BHXH-QLT ngày 23/3/2020 của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về việc hướng dẫn tạm thời tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất.

- Công văn số 753/BHXH-QLT ngày 14/4/2020 của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về việc hướng dẫn nghiệp vụ tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất.

- Công văn số 992/BHXH-QLT ngày 08/5/2020 của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về việc hướng dẫn chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 (hướng dẫn Công văn số 1511/LĐTBXH-BHXH ngày 04/5/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất).

* Ban hành các văn bản hướng dẫn doanh nghiệp lập danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và nghỉ không hưởng lương, ngừng việc:

- Công văn số 906/BHXH-QLT ngày 28/4/2020 của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về thủ tục xác nhận danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ không hưởng lương do doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19.

- Công văn số 923/BHXH-QLT ngày 29/4/2020 của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về việc hướng dẫn bổ sung Công văn số 906/BHXH-QLT ngày 28/4/2020 của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về thủ tục xác nhận danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ không hưởng lương do doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19.

* Kết quả thực hiện:

- Tính đến ngày 30/9/2020, toàn thành phố đã xử lý hồ sơ tạm hoãn vào quỹ hưu trí tử tuất cho 87 đơn vị với 14.947 lao động ứng với số tiền là 87.932.716.786 đồng. Dự kiến số doanh nghiệp tạm hoãn khoảng 2.000 đơn vị với 136.730 lao động.

(ghi chú: 87 đơn vị trên là còn đang tạm dừng đóng. Tổng số đơn vị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí tử tuất tính đến 30/9/2020 là: 322 đơn vị với 32.691 lao động ứng với số tiền là 154.157.399.092 đồng.)

- Tổng số doanh nghiệp gửi hồ sơ xác nhận hưởng chính sách hỗ trợ cho người lao động là 2.447 đơn vị (bao gồm 77 đơn vị trên Cổng dịch vụ công Quốc gia), cơ quan Bảo hiểm xã hội đã xác nhận được 2.153 đơn vị tương ứng 54.164 lao động.

Trong đó, xác nhận theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 là: 611 đơn vị tương ứng 21.867 lao động (bao gồm 131 lao động của 77 đơn vị trên Cổng dịch vụ công Quốc gia). Xác nhận theo Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐND ngày 27/3/2020 của Hội đồng Nhân dân Thành phố về công tác phòng chống dịch Covid-19 và cho chủ trương về một số chế độ để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19; hỗ trợ người lao động bị tác động bởi dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là: 32.297 lao động.

Lê Đức Hạnh

  09:41 ngày 28/10/2020

Tôi là nam 58 tuổi đang tham gia đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hư, hiện tôi đã đóng BH được 15 năm, Tôi muốn đóng nốt số tiền còn lại để đủ 20 khi đủ 60 tuổi. Vậy thủ tục cần có là gì và tôi có thể đến đâu để đóng?

Quãng Ngọc Phương Anh

Chào bạn

Bạn vui lòng liên hệ cơ quan BHXH nơi bạn đang tham gia BHXH tự nguyện hoặc các đại lý thu phường xã thị trấn tại nơi cư trú để được tư vấn mức đóng phương thức đóng và thủ tục tham gia BHXH tự nguyện

Ngô Quang Chí

  09:41 ngày 28/10/2020

Đối với những trường hợp đủ điều kiện về tuổi đời nhưng không đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH thì có nên nhận BHXH một lần hay không?

Quãng Ngọc Phương Anh

Chào bạn. Theo Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

c) Ra nước ngoài để định cư;

d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

Bạn có thể lựa chọn đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ 20 năm được hưởng lương hưu hoặc lựa chọn nhận bảo hiệm xã hội một lần.

Trần Thị Hạnh

  09:41 ngày 28/10/2020

Xin hướng dẫn cho tôi những thủ tục đăng ký đóng BHXH tự nguyện để được cấp sổ BHXH lần đầu.

Quãng Ngọc Phương Anh

 

  1. Xin hướng dẫn cho tôi những thủ tục đăng ký đóng BHXH tự nguyện để được cấp sổ BHXH lần đầu. (Phòng truyền thông)

Thủ tục BHXH tự nguyện lần đầu, hồ sơ bao gồm:

 - Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (mẫu TK01-TS)

Lưu ý:

Trường hợp người đã tham gia BHXH tại nơi khác, cần bổ sung thêm:

 - Sổ BHXH;

- CMND để đối chiếu với sổ BHXH.

Văn Bá Tài

  09:41 ngày 28/10/2020

Tôi đã tham gia đóng BHXH được 5 năm nhưng do công ty phá sản, tôi muốn hỏi thủ tục rút BHXH một lần cần những gì?

Quãng Ngọc Phương Anh

Chào bạn. Thủ tục nhận trợ cấp BHXH một lần, gồm: Sổ BHXH và Đơn đề nghị theo Mẫu số 14-HSB.

Trần Thùy Linh

  09:41 ngày 28/10/2020

Là người nhiều năm trực tiếp làm công tác tư vấn, theo ông, nội dung nào về bảo hiểm được người lao động quan tâm nhiều nhất, vì sao? Nội dung tư vấn về bảo hiểm chiếm bao nhiêu % nội dung về chính sách?

Ông Trần Văn Triều

Chế độ hưu trí: Người lao động đang rất quan tâm đến những thay đổi trong quy định về tuổi nghỉ hưu kể từ 1-1-2020 khi Bộ Luật Lao động năm 2019 có hiệu lực thi hành; Chế độ thai sản: chế độ này được tất cả lao động nữ quan tâm, bao gồm điều kiện hưởng, thời gian hưởng, mức hưởng…; Chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp: là chế độ được rất nhiều người lao động, doanh nghiệp và cả Công đoàn cơ sở đặc biệt quan tâm. Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là các trường hợp gắn liền với quan hệ lao động, ảnh hưởng đến sức khỏe, điều kiện và cơ hội làm việc của người lao động; Chế độ trợ cấp thất nghiệp - Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): được nhiều người lao động quan tâm khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Ngoài ra, các chế độ khác của BHXH như ốm đau, tử tuất, các chế độ của BHYT… cũng được người lao động quan tâm tìm hiểu.

Trong 9 tháng đầu năm 2020, Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TP HCM đã tư vấn cho hơn 708 lượt người. Các nội dung về chế độ bảo hiểm luôn được người lao động, Doanh nghiệp và cả Công đoàn cơ sở quan tâm, chiếm gần 40% các câu hỏi mà Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TP hỗ trợ giải đáp chủ yếu thủ tục chốt và trả sổ BHXH, BHTN…; tạm dừng đóng BHXH trong dịch Covid vừa qua.

Phạm Thị Diệp

  09:42 ngày 28/10/2020

Tôi 55 tuổi đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH vậy tôi có thể tham gia BHXH tự nguyện để đủ điều kiện thời gian hưởng chế độ hưu trí. Thủ tục tham gia như thế nào?

Bà Bùi Thị Kim Loan

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP, người tham gia được chọn linh hoạt các phương thức đóng BHXH tự nguyện sau đây:

- Đóng hằng tháng;

- Đóng 3 tháng một lần;

- Đóng 6 tháng một lần;

- Đóng 12 tháng một lần;

- Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;

- Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Với thông tin bạn cung cấp, bạn 55 tuổi nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH thì bạn có thể tham gia đóng BHXH tự nguyện theo các phương thức đóng nêu trên, trường hợp bạn đã có thời gian đóng BHXH trên 10 năm thì bạn được đóng một lần BHXH tự nguyện cho thời gian còn thiếu cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu ngay tháng liền kề sau tháng đóng đủ 20 năm.

Đề nghị bạn liên hệ với cơ quan BHXH tại địa phương hoặc đại lý thu nơi bạn cư trú (bưu điện hoặc UBND xã, phường, thị trấn) để được hướng dẫn cụ thể về thủ tục tham gia và tư vấn các nội dung bạn quan tâm.

Minh Hưng

  09:43 ngày 28/10/2020

Thời gian qua giảm số người tham gia BHXH bắt buộc giảm mạnh. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? So với năm 2019 mức giảm như thế nào. Đánh giá của BHXH Việt Nam về những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đối với người lao động?

Ông Đinh Duy Hùng

Đến hết tháng 9 năm 2020, số người tham gia BHXH bắt buộc là 14,67 triệu người, giảm 102 nghìn người so với cùng kỳ năm 2019, giảm 533 nghìn người so với cuối năm 2019. Đạt 91,4% kế hoạch BHXH Việt Nam giao, số người còn phải phát triển đến cuối năm để đạt chỉ tiêu BHXH Việt Nam giao là 1,37 triệu người.

Nguyên nhân chính dẫn đến sụt giảm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là do ảnh hưởng của đại dịch covid 19.

Đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế, xã hội trên toàn cầu, ngày càng lan rộng và chưa xác định được điểm dừng. Các quốc gia thực hiện giãn cách xã hội, phong tỏa biên giới, doanh nghiệp giảm hoạt động, nhiều doanh nghiệp đóng cửa. Xuất nhập khẩu các quốc gia giảm mạnh, giảm các nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, đời sống nhân dân… Các doanh nghiệp ở Việt Nam trong ngành hàng không, du lịch, dịch vụ nhà hàng, khách sạn… bị ảnh hưởng mạnh do chính sách phong tỏa, đóng cửa biên giới, hạn chế đi lại của các quốc gia. Sản xuất gia công, chế biến, xuất khẩu nông sản, thủy, hải sản, giày da, dệt may…sụt giảm do thiếu nguyên liệu nhập khẩu, thiếu đầu ra, hủy đơn hàng…Các doanh nghiệp bị giảm doanh thu, buộc phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, giảm lao động, …Người lao động mất, thiếu việc làm, giảm hoặc mất thu nhập…cuộc sống cũng bị ảnh hưởng tiêu cực…

Mai Loan

  09:43 ngày 28/10/2020

BHXH được coi là lưới đỡ an sinh khi về già nhưng thời gian qua người dân vẫn có sự nhầm lẫn, so sánh loại hình bảo hiểm này với bảo hiểm thương mại. Ông/bà có chia sẻ gì về vấn đề này?

Bà Bùi Thị Kim Loan

Bạn có thể tham khảo các chỉ tiêu so sánh như sau:

1. Về mục đích:

- BHXH tự nguyện: Là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức để người tham gia được hưởng lương hưu, thân nhân được hưởng mai táng phí và tiền tuất khi người hưởng lương hưu chết; không vì mục đích lợi nhuận.

- Bảo hiểm thương mại: Do các doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức; là hoạt động kinh doanh

2. Về điều kiện, mức đóng BHXH tự nguyện, mức phí tham gia bảo hiểm thương mại:

- BHXH tự nguyện: Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc với mức đóng xác định trước là 22% vào quỹ hưu trí, tử tuất.

Việc đóng phí linh hoạt (kỳ đóng phí linh hoạt, có thể tạm ngừng, bảo lưu, cộng dồn thời gian đã đóng).

- Bảo hiểm thương mại: Đặt ra điều kiện khá chặt chẽ khi tham gia; mức phí tham gia theo hợp đồng ký kết giữa hai bên.

3. Về quyền lợi

- BHXH tự nguyện:

+ Tiền đóng vào quỹ BHXH được điều chỉnh tăng tương ứng với chỉ số giá tiêu dùng từng năm

+ Người đang tham gia BHXH khi chết hoặc bị thương tật vì bất cứ lý do gì thì thời gian đã đóng BHXH đều được ghi nhận để tính hưởng BHXH

+ Mức lương hưu được điều chỉnh định kỳ theo chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng trưởng kinh tế. Trong thời gian hưởng lương hưu được quỹ BHXH trả kinh phí để cấp thẻ BHYT... Khi người hưởng qua đời, người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng, thân nhân được hưởng chế độ tử tuất (trợ cấp hàng tháng hoặc một lần).

- Bảo hiểm thương mại

+ Tính theo lãi suất thị trường

+ Có quy định doanh nghiệp không phải trả tiền bảo hiểm trong một số trường hợp

+ Quyền lợi được hưởng theo hợp đồng đã ký kết. Ngoài ra, trong trường hợp rủi ro mà doanh nghiệp bảo hiểm phá sản thì người tham gia có thể mất hết quyền lợi

Minh Thanh

  09:43 ngày 28/10/2020

Mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất và cao nhất hiện nay là bao nhiêu một tháng? Nếu đóng ở mức tối thiểu và tối đa tại thời điểm hiện tại thì khi đủ tuổi nghỉ hưu sẽ nhận mức lương bao nhiêu?

Bà Bùi Thị Kim Loan

Theo quy định của pháp luật về BHXH hiện hành thì người tham gia BHXH tự nguyện hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; trong đó mức thu nhập thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (hiện nay là 700.000 đồng) và cao nhất bằng hai mươi lần mức lương cơ sở (hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng).

Ngoài ra, người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn.  Cụ thể là: Bằng 30% đối với người tham gia thuộc hộ nghèo; 25% đối với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; 10% đối với các đối tượng khác. Thời gian hỗ trợ tối đa là 10 năm.

Ví dụ: Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn mức thu nhập bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn là 700.000 đồng để đóng BHXH thì mức đóng hằng tháng là:

Untitled
 

- Người tham gia được giảm trừ ngay số tiền Nhà nước hỗ trợ khi đóng BHXH tự nguyện. Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm. Về quyền lợi và mức hưởng: Người tham gia BHXH tự nguyện khi có đủ các điều kiện theo quy định được hưởng quyền lợi gồm 02 chế độ hưu trí và tử tuất cơ bản như đối với người tham gia BHXH bắt buộc, được cấp thẻ BHYT miễn phí. Mức lương hưu hằng tháng được tính như sau:

Mức lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH Trong đó: Tỷ lệ hưởng lương hưu của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH, cụ thể:

- Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

- Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2020 trở đi là 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, người lao động cả nam và nữ được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Như vậy, trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn đóng ở mức tối thiểu hoặc tối đa tại thời điểm hiện tại, khi đủ tuổi nghỉ hưu thì mức lương hưu hằng tháng còn phụ thuộc vào thời gian đóng BHXH của họ. Mặt khác, khi tính hưởng chế độ BHXH, tiền lương đã đóng BHXH đều được điều chỉnh mức đóng theo chính sách về tiền lương cơ sở tại thời điểm giải quyết hưởng hoặc theo chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ để đảm bảo giá trị tiền lương đã đóng BHXH và quyền lợi trong việc thụ hưởng các chế độ BHXH của người lao động. Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ BHXH. Người hưởng chế độ hưu trí còn được hưởng BHYT do Quỹ BHXH đóng tiền để được cấp thẻ BHYT.

 
 
 

Nhất Lan

  09:58 ngày 28/10/2020

Đến tháng 1/2021 là tôi đủ 60 tuổi, hiện tôi đã đóng BHXH được 8 năm 7 tháng. Như vậy khi nghỉ việc tôi được giải quyết chế độ như thế nào?

Bà Bùi Thị Kim Loan

Theo quy định của pháp luật về BHXH hiện hành, người lao động tham gia BHXH phải có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu khi đủ điều kiện về tuổi đời. Trường hợp tại thời điểm bạn đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định (từ năm 2021 trở đi, tuổi nghỉ hưu được quy định tại Điều 169 Bộ Luật Lao động năm 2019) mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH thì bạn được hưởng BHXH một lần theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 60 Luật BHXH.

Tuy nhiên, nếu ông có nguyện vọng hưởng lương hưu hàng tháng thì cần tiếp tục đóng BHXH bắt buộc để đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH và được giải quyết hưởng lương hưu theo quy định hoặc tham gia tự nguyện theo một trong các phương thức: Đóng hàng tháng, đóng 3 tháng một lần, đóng 6 tháng một lần, đóng 12 tháng một lần cho đủ 10 năm và khi ông đủ tuổi nghỉ hưu mà còn thiếu không quá 10 năm là đủ 20 năm đóng BHXH thì được đóng BHXH một lần cho những năm còn thiếu cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu ngay sau tháng đóng đủ 20 năm. BHXH Việt Nam rất mong ông tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc BHXH tự nguyện để tích lũy thời gian đóng BHXH và có cơ hội hưởng lương hưu nhằm đảm bảo cuộc sống khi về già và được chăm sóc BHYT do quỹ BHXH chi trả.

Để biết thông tin chi tiết về thủ tục tham gia, quyền lợi được hưởng khi tham gia BHXH tự nguyện, ông liên hệ với cơ quan BHXH nơi cư trú để được hướng dẫn, giải thích cụ thể.

Bá Linh

  09:59 ngày 28/10/2020

Tôi là nữ, sinh ngày 1 tháng 5 năm 1969. Tôi đã và đang đóng BHXH tính đến nay đã được 32 năm. Tôi muốn nghỉ hưu trước tuổi vào tháng 8-2021. Vậy đến thời điểm này thì lương hưu của tôi được hưởng là bao nhiêu? Và cách tính như thế nào? Xin cảm ơn!

Bà Bùi Thị Kim Loan

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ Luật lao động năm 2019, tuổi nghỉ hưu của lao động nữ trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình như sau: Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu là đủ 55 tuổi 4 tháng; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Tại Khoản 3 Điều 169 Bộ Luật lao động quy định: Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với tuổi tương ứng theo lộ trình nêu trên đối với nữ tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Hiện nay, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội được giao chủ trì xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu theo Điều 169 của Bộ luật Lao động năm 2019.Mời bà theo dõi thông tin truyền thông để nắm được quy định về tuổi nghỉ hưu khi Chính phủ ban hành Nghị định và liên hệ với cơ quan BHXH địa phương để được căn cứ hồ sơ, diễn biến quá trình tiền lương tham gia BHXH, thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động để tính hưởng lương hưu đối với của bà.

Lê Văn Hải

  09:59 ngày 28/10/2020

Tôi có nghe nhiều người nói về đóng BHXH tự nguyện sẽ không lợi bằng việc gửi tiền tiết kiệm, rất mong được chuyên gia giải đáp vấn đề này?

Bà Bùi Thị Kim Loan

Chính sách BHXH là chính sách rất nhân văn của Đảng và Nhà nước nhằm đảm bảo mọi công dân đều có quyền được hưởng an sinh xã hội, trong đó có quyền lợi hưởng lương hưu khi về già.

Có người cho rằng cứ có tiền mang đi gửi tiết kiệm thì sau này sẽ được hưởng lãi suốt đời. Tuy nhiên nếu có tiền mà tham gia BHXH tự nguyện để tuổi già hưởng lương hưu thì có lợi hơn nhiều. Xin được chứng minh đối với một người lao động nam như sau:

1. Thời gian tham gia đóng vào quỹ BHXH hoặc gửi vào ngân hàng là 20 năm tính từ tháng 1-2019 đến hết năm 2038 với mức thu nhập lựa chọn là 1.000.000 đồng/tháng.

2. Tổng số tiền đóng BHXH tự nguyện hoặc gửi tiết kiệm trong 20 năm số tiền thực tế bỏ ra là 50.952.000 đồng.

3. Tính đến tuổi nghỉ hưu, năm 2039 (nam đủ 60 tuổi), tổng số tiền đã đóng BHXH được điều chỉnh tính theo mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (giả định là 5%/năm) thành 354.000.000 đồng, còn tiền gửi tiết kiệm tích lũy được (tính lãi gộp qua từng năm, với mức lãi suất là 7%/năm) thành 103.205.412 đồng.

Từ thời điểm này, hàng tháng lương hưu của lao động nam được hưởng là 663.750 đồng/tháng, còn tiền gửi tiết kiệm hàng tháng được hưởng lãi là 602.032 đồng/tháng (số tiền hưởng lương hưu hàng tháng cao hơn số tiền hưởng lãi tiết kiệm hàng tháng là 61.718 đồng/tháng). Từ đây, người hưởng lãi tiết kiệm chỉ có một khoản tiền lãi cố định hàng năm như vậy rút ra để tiêu dùng, còn người hưởng lương hưu được tiếp tục gia tăng các quyền lợi hưởng:

- Lương hưu được điều chỉnh hàng năm theo quy định của Chính phủ (chọn mức điều chỉnh trung bình là 7%).

- Được cấp thẻ bảo hiểm y tế và được hưởng các quyền lợi về khám bệnh, chữa bệnh.

- Khi người hưởng lương hưu chết, người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm chết, thân nhân được hưởng chế độ tử tuất (trợ cấp hàng tháng hoặc một lần).

Giả sử người này sống thọ đến 80 tuổi, sau 20 năm kể từ khi nghỉ hưu cho đến khi chết (từ năm 2039 cho đến năm 2059) (mức lương cơ sở giả định tại thời điểm chết là 10.000.000 đồng), tổng số các khoản tiền người này được quỹ BHXH chi trả là 448.424.316 đồng. Trong khi nếu người này gửi tiết kiệm thì mức hưởng hàng tháng đều đặn trong vòng 20 năm, sau 20 năm đó tổng số khoản tiền ngân hàng chi trả (cả gốc và lãi) chỉ là 247.692.989 đồng. Nếu là lao động nữ thì tổng tiền hưởng còn cao hơn nhiều vì mức hưởng lương hưu cao hơn và thời gian hưởng dài hơn ( nữ hưởng từ 55 tuổi).

Như vậy, một người dân tham gia BHXH thì khi về già quyền lợi được hưởng rất lớn. Nếu gia đình nào đã có ông, bà, bố, mẹ được hưởng lương hưu sẽ thấy lương hưu quan trọng như thế nào trong cuộc sống của người già, không chỉ hưởng tiền hàng tháng mà còn được chăm sóc sức khỏe trọn đời.

Trần Lê Bá Dương

  09:59 ngày 28/10/2020

Tôi 55 tuổi đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH vậy tôi có thể tham gia BHXH tự nguyện để đủ điều kiện thời gian hưởng chế độ hưu trí. Thủ tục tham gia như thế nào?

Bà Bùi Thị Kim Loan

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP, người tham gia được chọn linh hoạt các phương thức đóng BHXH tự nguyện sau đây:

- Đóng hằng tháng;

- Đóng 3 tháng một lần;

- Đóng 6 tháng một lần;

- Đóng 12 tháng một lần;

- Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;

- Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Với thông tin bạn cung cấp, bạn 55 tuổi nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH thì bạn có thể tham gia đóng BHXH tự nguyện theo các phương thức đóng nêu trên, trường hợp bạn đã có thời gian đóng BHXH trên 10 năm thì bạn được đóng một lần BHXH tự nguyện cho thời gian còn thiếu cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu ngay tháng liền kề sau tháng đóng đủ 20 năm.

Đề nghị bạn liên hệ với cơ quan BHXH tại địa phương hoặc đại lý thu nơi bạn cư trú (bưu điện hoặc UBND xã, phường, thị trấn) để được hướng dẫn cụ thể về thủ tục tham gia và tư vấn các nội dung bạn quan tâm.

Đinh Thùy Trang

  10:04 ngày 28/10/2020

Nhiều tháng qua, công ty tôi không có việc làm nên tôi và nhiều anh em công nhân khác phải nghỉ việc trong khi đó bản thân tôi mới chỉ tham gia BHXH được 5 năm. Vậy nếu tôi nhận BHXH 1 lần thì số tiền là bao nhiêu. Nếu tiếp tục đóng thì hình thức tham gia sẽ như thế nào?

Bà Bùi Thị Kim Loan

Căn cứ quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11-11-2015 của Chính phủ thì người lao động sau 1 năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH mà có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần.

Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Tại thời điểm bạn đủ điều kiện hưởng và có yêu cầu giải quyết hưởng BHXH một lần, cơ quan BHXH căn cứ vào diễn biến tiền lương của bạn và quy định của Nhà nước về việc điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính hưởng BHXH một lần đối với bạn.

Tuy nhiên, đề nghị bạn cân nhắc về việc hưởng BHXH một lần vì theo quy định của pháp luật về BHXH hiện hành, bạn được bảo lưu thời gian đóng BHXH để khi tiếp tục tham gia BHXH tại đơn vị mới thì các khoảng thời gian làm việc trước đó đã đóng BHXH mà chưa hưởng BHXH một lần sẽ được cộng dồn với thời gian tham gia BHXH sau này để được hưởng mức quyền lợi về BHXH cao hơn, đặc biệt khi Bạn tham gia BHXH đủ 20 năm thì đến khi đủ tuổi, bạn sẽ được hưởng lương hưu đảm bảo cuộc sống khi về già.

BHXH Việt Nam cung cấp thông tin để bạn nắm được.

Hồ Nguyên Lâm

  10:08 ngày 28/10/2020

Tôi đã tham gia đóng BHXH được 5 năm nhưng do công ty phá sản, tôi muốn hỏi thủ tục rút BHXH một lần cần những gì?

Quãng Ngọc Phương Anh

 

  1. Xin hướng dẫn cho tôi những thủ tục đăng ký đóng BHXH tự nguyện để được cấp sổ BHXH lần đầu. (Phòng truyền thông)

Thủ tục BHXH tự nguyện lần đầu, hồ sơ bao gồm:

 - Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (mẫu TK01-TS)

Lưu ý:

Trường hợp người đã tham gia BHXH tại nơi khác, cần bổ sung thêm:

 - Sổ BHXH;

- CMND để đối chiếu với sổ BHXH.

Lê Huy Tuấn

  10:08 ngày 28/10/2020

Hoạt động hỗ trợ Công đoàn cấp trên khởi kiện DN nợ BHXH, BHYT ra tòa nhằm đòi quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho NLĐ được Trung tâm triển khai ra sao, kết quả thế nào?

Ông Trần Văn Triều

Để hỗ trợ cho hoạt động khởi kiện thuận lợi, hàng năm Trung tâm Tư vấn pháp luật tham mưu Thường trực LĐLĐ TP tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng tham gia tố tụng tại Tòa án cho cán bộ Tổ Tư vấn pháp luật, hướng dẫn quy trình khởi kiện một vụ án lao động đến Công đoàn cấp trên cơ sở…

Cụ thể: Khi có đề nghị của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hoặc của NLĐ, Trung tâm cử cán bộ tham gia hỗ trợ với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong vụ kiện khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT, BHTN…. như:

Soạn thảo nội dung đơn khởi kiện; Xác lập giấy ủy quyền tại phòng công chứng (nếu có); Chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết (Hồ sơ doanh nghiệp, thông tin doanh nghiệp…); Thu thập các chứng cứ có liên quan (Bảng tổng hợp số tiền BHXH, BHYT còn đang nợ, thông báo nhắc nợ…)

Kết quả trong thời gian các vụ tranh chấp về nợ BHXH do Trung tâm đứng ra khởi kiện hoặc phối hợp Công đoàn đoàn cấp trên thực hiện đều mang lại kết quả tốt, kịp thời bảo vệ quyền lợi người lao động .

Lê Phương Lan

  10:08 ngày 28/10/2020

Thời gian gần đây, tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH vẫn còn phổ biến. Là tổ chức đại diện hợp pháp cho người lao động (NLĐ), tổ chức Công đoàn TP HCM nói chung và trung tâm nói riêng đã triển khai những giải pháp cụ thể nào để bảo vệ quyền lợi chín đáng cho họ?

Ông Trần Văn Triều

Căn cứ quy định của Luật Công đoàn 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là Nghị định số 43/2013/NĐ-CP ngày 10-5-2013; Công đoàn TP HCM tập trung nguồn lực thực hiện tốt chức năng của tổ chức Công đoàn ở vai trò đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Đoàn viên Công đoàn và người lao động. Cụ thể:

- Tại Doanh nghiệp, Công đoàn cơ sở thu thập thông tin, tập hợp kiến nghị, đề xuất nội dung có liên quan đến lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; yêu cầu người sử dụng lao động tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật về lao độ ng; đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể .

- Tổ chức hoạt động tư vấn cho người lao động các nội dung quy định của pháp luật có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động thông qua hoạt động của các cấp công đoàn, trong đó tập trung nhiều đến chính sách BHXH có liên quan đến người lao động.

- Phối hợp các cấp Công đoàn hướng dẫn, hỗ trợ người lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân khi người lao động yêu cầu. Tham gia phiên họp giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động theo yêu cầu.

- Cử cán bộ đại diện đại diện cho người lao động tham gia tố tụng nếu được người lao động ủy quyền để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong các vụ án lao động, hành chính, phá sản theo quy định của pháp luật.

- Trong giai đoạn hiện nay Trung tâm Tư vấn pháp luật và các cấp Công đoàn sẵn sàng cử cán bộ đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong các vụ án lao động, hành chính, phá sản theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động;

Lương Thị Minh Nguyệt

  10:08 ngày 28/10/2020

BHXH được coi là lưới đỡ an sinh khi về già nhưng thời gian qua người dân vẫn có sự nhầm lẫn, so sánh loại hình bảo hiểm này với bảo hiểm thương mại. Ông/bà có chia sẻ gì về vấn đề này?

Quãng Ngọc Phương Anh

Chào bạn. Chính sách về BHXH là chính sách an sinh của Đảng và Nhà nước nhằm bảo đảm mọi công dân có quyền được hưởng an sinh xã hội. Chính sách này khác hoàn toàn với loại hình Bảo hiểm nhân thọ. Việc so sánh chi tiết giữa 02 loại hình bảo hiểm là rất khó, tuy nhiên có thể phân biệt qua một số điểm sau đây:

* Giống nhau:  

Về nguyên tắc, BHXH và BHTM đều hoạt động dựa trên nguyên tắc cơ bản là “có đóng, có hưởng”, mức hưởng được xác định trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng và có chia sẻ giữa những người tham gia mang tính chất “cộng đồng chia sẻ rủi ro”, “lấy số đông bù số ít” và đều nhằm để bù đắp một phần thu nhập, tổn thất tài chính cho đối tượng tham gia bảo hiểm khi họ gặp phải rủi ro dẫn đến bị thiệt hại.

* Khác nhau:

Thứ nhất, khác biệt lớn nhất là mục đích: BHXH là loại hình bảo hiểm phi lợi nhuận còn BHNT (bảo hiểm nhân thọ) là bảo hiểm thương mại nhằm mục đích sinh lời. Khoản lời từ BHNT được lấy từ chính tiền của người tham gia.

Thứ hai, về điều kiện tham gia: Đối với BHXH là công dân VN tuổi đời đủ từ 15 tuổi trở lên, có giao kết HĐLĐ, HĐLV (đối với BHXH bắt buộc) và mức đóng được xác định trước với tỷ lệ 22%. Đối với bảo hiểm nhân thọ thì nhìn thoáng qua thấy gói quyền lợi là rất hấp dẫn nhưng họ đặt ra điều kiện khá ngặt nghèo về tuổi đời, sức khỏe tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro.

Thứ ba về quyền lợi

+ Tiền đóng BHXH được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng hàng năm (CPI) theo quy định của Chính phủ. (từ năm 2008 tới nay chỉ số CPI tăng bình quân 8%/năm). Còn bảo hiểm nhân thọ tính theo lãi suất thị trường.

+ Người đang tham gia BHXH khi chết hoặc thương tật vì bất kỳ lý do gì thì thời gian đóng BHXH đều được ghi nhận để tính hưởng BHXH. Còn bảo hiểm nhân thọ có quy định doanh nghiệp không phải trả tiền trong một số trường hợp (chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày HĐ bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực; chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn) do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng; người được bảo hiểm chết do thi hành án tử hình)

+ Người tham gia BHXH khi đã hưởng lương hưu thì mức lương hưu cũng được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng hàng năm và mức tăng trưởng kinh tế. Thực tế, gần như năm nào Nhà nước cũng điều chỉnh tăng lương hưu. Tính riêng từ năm 2003 đến nay, nhà nước điều chỉnh nhiều lần với mức tăng từ 7,3 lần đến 9,3 lần so với lương hưu năm 2002. Ngoài ra, trong thời gian hưởng lương hưu, còn được quỹ BHXH chi trả toàn bộ chi phí để cấp thẻ BHYT và hưởng các quyền lợi khi đi KCB mà không phụ thuộc mức phí tham gia, loại bệnh… Khi chết, thân nhân được trợ cấp mai táng và giải quyết chế độ tuất 1 lần hoặc hàng tháng. Đối với bảo hiểm nhân thọ quyền lợi chỉ được hưởng theo HĐ đã ký kết.

Thứ tư: phạm vi

BHXH chỉ diễn ra trong từng quốc gia, chính sách BHXH trực tiếp liên quan đến người lao động và các thành viên trong gia đình của họ.

BHTM không chỉ diễn ra trong mỗi quốc gia mà còn sang cả các quốc gia khác. Các công ty BHTM có thể hoạt động ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ và trên toàn thế giới, các sản phẩm của BHTM có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

Quỹ BHXH được Nhà nước bảo hộ, không có chuyện vỡ quỹ như thông tin nêu trước đây hoặc phá sản như Doanh nghiệp. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chẳng may rủi ro phá sản thì quyền lợi của người tham gia có thể mất hết./.

Nguyễn Thị Anh Thư

  10:09 ngày 28/10/2020

Dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp sẽ phải cắt giảm lao động do gặp khó khăn trong sản xuất - kinh doanh. Trong thời gian tới, trung tâm sẽ làm gì để nâng cao chất lượng công tác tư vấn pháp luật để bảo vệ quyền lợi người lao động?

Ông Trần Văn Triều

Trong diễn biến của đại dịch Covid phức tạp, các cấp Công đoàn và người lao động củng phải chia se những khó khăn của doanh nhiệp. Trường hợp doanh nghiệp không khắc phục được phải cắt giảm nhiều lao động do gặp khó khăn trong sản xuất - kinh doanh. Trung tâm và các cấp công đoàn phải giam sát việc thực hiện của doanh nghiệp có đúng quy định pháp luật không, các chế độ chính sách cho người lao động có đảm bảo theo quy định…

Để kịp thời bảo vệ người lao động đồng thời nâng cao chất lượng công tác tư vấn pháp luật, trong thời gian tới Trung tâm sẽ tập trung vào một số công tác sau đây:

- Tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật lao động, đặc biệt là Bộ Luật Lao động năm 2019; Cập nhật, hệ thống hóa các văn bản pháp luật lao động mới ban hành.

- Thường xuyên tập huấn nâng cao kỹ năng tư vấn pháp luật cho cán bộ làm công tác tư vấn pháp luật; kỹ năng thương lượng, đối thoại cho cán bộ công đoàn cơ sở.

- Tổ chức họp giao ban định kỳ trên cơ sở hàng tháng nhằm nêu bật, đúc kết các vấn đề trọng tâm cần lưu ý trong quá trình tư vấn pháp luật cho người lao động;

Đặng Hoàng

  10:09 ngày 28/10/2020

Theo Điều 14, Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực từ ngày 1-1-2016 quy định, tổ chức Công đoàn có quyền khởi kiện ra Tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tập thể người lao động theo quy định tại Khoản 8, Điều 10 của Luật Công đoàn. Công đoàn cơ sở hoặc Công đoàn cấp trên trực tiếp (với những đơn vị, doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức Công đoàn cơ sở) có trách nhiệm đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện ra tòa. Thế nhưng, vì sao hiệu quả công tác khởi kiện chưa được như mong muốn, theo ông vì sao?

Ông Trần Văn Triều

Quan điểm của chúng tôi cho rằng khi tham gia khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH thì phải tuân thủ các quy định, trình tự, thủ tục tố tụng như đã được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Tuy nhiên, trên thực tế gặp không ít khó khăn về mặt thủ tục, đặc biệt là thủ tục NLĐ xác lập giấy ủy quyền cho Công đoàn khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH vì đây là một quy định rất khó thực hiện được đối với những doanh nghiệp có đông lao động lên đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người lao động và tiêu tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc cho thủ tục này.

Vì vậy, để đơn giản hóa thủ tục trong quá trình thiết lập hồ sơ khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH, chúng tôi kiến nghị cần sửa đổi quy định về chế định ủy quyền của người lao động cho công đoàn khởi kiện theo hướng bỏ thủ tục ủy quyền này và theo đó giao toàn quyền khởi kiện cho công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở với tư cách là tổ chức đại diện hợp pháp của người lao động đúng theo tinh thần của Hiến pháp và pháp luật đã quy định.

Ngoài ra, để tạo sự đồng bộ, tương thích và tránh xung đột giữa các luật trong quá trình thực hiện, chúng tôi kiến nghị rà soát, chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung các chế định về ủy quyền trong Bộ Luật Lao động, Bộ Luật Tố tụng Dân sự, Luật BHXH và Luật Công đoàn.

Trần Việt Tiến

  10:09 ngày 28/10/2020

Từ những bất cập nói trên, ông có kiến nghị gì để công tác khởi kiện đạt hiệu quả?

Ông Trần Văn Triều

Một là, về lâu dài kiến nghị Quốc Hội nên ban hành Luật tố tụng lao động nhằm thuận lợi trong việc tham gia khởi kiện các vụ án lao động.

Hai là, trong giai đoạn hiện nay đối với các vụ án lao động, BHXH có tính chất đơn giản, chứng cứ rõ ràng, giá trị tranh chấp nhỏ nên có hướng dẫn xét xử theo thủ tục rút gọn (nhằm giảm bớt thời gian đi lại của người lao động).

Ba là, kiến nghị Công đoàn Việt Nam phối hợp với các Bộ, ban, ngành, cơ quan hữu quan như Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem thống nhất quy định một số các điều luật khi phát sinh tranh chấp về quyền và lợi ích của người lao động để những cán bộ Công đoàn như chúng tôi có điều kiện bảo vệ người lao động tốt hơn.

Tôn Thất Huyền Linh

  10:09 ngày 28/10/2020

Được biết, Tổng LĐLĐ Việt Nam đang có đề án xây dựng lực lượng luật sư Công đoàn để chuyên xử lý những vụ việc liên quan đến pháp luật lao động (đến năm 2020 sẽ có 50 luật sư); nâng cao năng lực của cán bộ Công đoàn cấp cơ sở… Ông có suy nghĩ gì về vấn đề này?

Ông Trần Văn Triều

Theo chúng tôi được biết tháng 7-2019 Tổng LĐLĐ Việt Nam có Đề án xây dựng đội ngũ luật sư công đoàn nhằm giúp cho tổ chức công đoàn bảo vệ người lao động tốt hơn khi Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định CPTPP, bên cạnh đó phù hợp với các nước trên thế giới đã hình thành đội ngũ luật sư Công đoàn hoạt động có hiệu quả.

Xuất phát từ nhu cầu được bảo vệ quyền lợi của người lao động ngày càng tăng cao tại Việt Nam, tuy nhiên hoạt động đại diện, bảo vệ người lao động tại Tòa án của Công đoàn chưa đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó một số Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn có Luật sư nhưng số lượng rất ít, đội ngũ cán bộ tư vấn pháp luật tham gia khởi kiện còn hạn chế, thiếu chuyên nghiệp.

Theo chúng tôi việc Tổng LĐLĐ Việt Nam thành lập Đề án xây dựng đội ngũ luật sư công đoàn là rất cần thiết nhằm thiết thực bảo vệ người lao động trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, để quản lý tốt và hoạt động có hiệu quả đội ngũ luật sư công đoàn, cần quan tâm đến một số vấn đề như: Cơ chế tuyển dụng, quản lý đội ngũ luật sư; chế độ đãi ngộ; chế độ đào tạo - bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn; cơ chế kiểm tra giám sát …

Đỗ Hữu Vinh

  10:09 ngày 28/10/2020

Tôi 25 tuổi và có ý định tham gia BHXH tự nguyện. Tôi muốn hỏi có được đóng BHXH tự nguyện sau một thời gian tạm dừng hay không?

Quãng Ngọc Phương Anh

Chào bạn. Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

1. Người tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:

Đóng hằng tháng;

Đóng 3 tháng một lần;

Đóng 6 tháng một lần;

Đóng 12 tháng một lần;

Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm 1 lần;

Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng BHXH tự nguyện theo một trong các phương thức trên cho đến khi thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định.

3. Người tham gia BHXH tự nguyện được thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện sau khi thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.

Vậy trường hợp của bạn vẫn được tham gia BHXH tự nguyện sau thời gian dừng đóng.

Huy Hùng

  10:27 ngày 28/10/2020

Tôi nay 47 tuổi đóng BHXH 23 năm còn mấy năm nữa mới được hưởng lương hưu?

Bà Bùi Thị Kim Loan

Theo quy định pháp luật về BHXH hiện hành thì người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

2. Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

3. Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

4. Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;

5. Được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% và nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi.

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi.

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

Mặt khác, từ năm 2021 trở đi, tuổi nghỉ hưu được quy định tại Điều 169 Bộ Luật Lao động năm 2019, cụ thể:

1. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.

2. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại điểm 1 nêu trên tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại điểm 1 nêu trên tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trường hợp của bạn đã đủ 20 năm đóng BHXH, tuy nhiên không có đầy đủ thông tin về giới tính, ngày tháng năm sinh để xác định tuổi đời và chức danh nghề để xác định điều kiện lao động (công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) nên BHXH Việt Nam chưa đủ căn cứ để trả lời cụ thể về thời điểm hưởng lương hưu đối với bạn.

Đề nghị bạn theo dõi thông tin truyền thông để nắm được quy định về tuổi nghỉ hưu khi Chính phủ ban hành Nghị định và liên hệ với cơ quan BHXH địa phương để được trả lời cụ thể về thời điểm nghỉ hưu đối với bạn.

Bùi Lan

  10:32 ngày 28/10/2020

Tôi năm nay 43 tuổi, đã đóng BHXH đầy đủ liên tục được 15 năm, giờ chuyển sang công ty khác làm, không đi làm thủ tục nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp. Vậy khoản bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn vào khi công ty mới đóng tiếp cho tôi không?

Bà Bùi Thị Kim Loan

Tại Khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm quy định: “Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp”.

Như vậy, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng của bạn sẽ được bảo lưu, cộng dồn với thời gian tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp sau này (tại công ty mới) để làm căn cứ tính hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp khi bạn đủ điều kiện theo quy định.

Hoàng Nam

  10:41 ngày 28/10/2020

Hiện nay mức hưởng lương hưu trung bình của đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là bao nhiêu một tháng? Trong 10 năm nay mức lương được điều chỉnh như thế nào?

Bà Bùi Thị Kim Loan

Theo quy định của pháp luật về BHXH hiện hành thì mức lương hưu hằng tháng của người lao động tham gia BHXH tự nguyện đủ điều kiện được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH.

Theo đó, thời gian đóng BHXH càng dài, mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện càng cao thì mức lương hưu hàng tháng càng cao. Mặt khác, đối tượng khi đủ điều kiện nghỉ hưu là người tham gia BHXH tự nguyện nhưng trước đó có thời gian tham gia BHXH bắt buộc thì mức lương hưu còn phụ thuộc vào diễn biến tiền lương đóng BHXH của cả quá trình đóng BHXH được ghi nhận trên sổ BHXH.

Về mức điều chỉnh lương hưu 10 năm gần đây, BHXH Việt Nam thông tin đến bạn đọc như sau:

Untitled
 

Nguyễn Dung

  10:50 ngày 28/10/2020

Tôi 47 tuổi, đóng BHXH được 23 năm. Nếu tôi đóng thêm 3 năm nữa là 26 năm thì lúc đó tuổi của tôi được 50 tuổi, tôi muốn lĩnh lương hưu sớm thì có được không?

Bà Bùi Thị Kim Loan

Theo quy định pháp luật về BHXH hiện hành thì người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

2. Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

3. Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

4. Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;

5. Được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% và nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi.

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi.

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

Mặt khác, từ năm 2021 trở đi, tuổi nghỉ hưu được quy định tại Điều 169 Bộ Luật Lao động năm 2019 (hiện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được giao chủ trì xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu theo Điều 169 của Bộ luật Lao động năm 2019).

Trường hợp của bạn không cung cấp đầy đủ thông tin về giới tính, ngày tháng năm sinh để xác định tuổi đời và chức danh nghề để xác định điều kiện lao động (công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) nên BHXH Việt Nam chưa đủ căn cứ để trả lời cụ thể. Đề nghị bạn cung cấp hồ sơ giấy tờ liên quan đến cơ quan BHXH để được xem xét, trả lời đầy đủ các nội dung bạn quan tâm.

Bùi Văn Giang

  10:54 ngày 28/10/2020

Tình hình dịch Covid-19 kéo dài, dự đoán còn ảnh hưởng lâu dài đến các doanh nghiệp. Thậm chí là sang cả năm 2021. Vậy BHXH có các giải pháp gì để hỗ trợ các doanh nghiệp cũng như duy trì số người tham gia BHXH bắt buộc?

Ông Đinh Duy Hùng

Đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại tại nhiều nước trên thế giới, dự báo còn ảnh hưởng, tác động tiêu cực kéo dài đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trước tình hình đó, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch, nhằm duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống người lao động, đảm bảo an sinh xã hội.

BHXH Việt Nam là cơ quan tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, BHXH Việt Nam tích cực tham gia, kiến nghị cơ quan nhà nước trong quá trình xây dựng chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Đồng thời tổ chức thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Việc tổ chức thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp và người dân, giúp cho doanh nghiệp giữ vững và phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm cho người lao động, là một phương thức tích cực đảm bảo cho việc phát triển người tham gia BHXH, BHYT. Bên cạnh đó, Ngành BHXH tiếp tục duy trì tích cực các giải pháp, biện pháp nghiệp vụ, nhằm phát hiện và hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh chưa tham gia BHXH cho người lao động hoặc tham gia chưa hết số người thuộc diện phải tham gia; phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp cố tình lợi dụng dịch bệnh, lợi dụng chính sách của Nhà nước cố tình trốn đóng, chậm đóng BHXH cho người lao động.

Mai Thy

  10:54 ngày 28/10/2020

Tôi đóng bảo hiểm được 10 năm, nay cơ quan khó khăn, cắt giảm nhân lực nên tôi phải nghỉ việc. Tôi muốn đăng ký nhận BHXH một lần thì phải làm thế nào?

Bà Bùi Thị Kim Loan

Căn cứ quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11-11-2015 của Chính phủ thì người lao động sau 1 năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH mà có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần.

Đối chiếu quy định nêu trên, nếu sau 1 năm nghỉ việc bạn không tiếp tục đóng BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH tự nguyện mà có yêu cầu nhận BHXH một lần thì bạn liên hệ với cơ quan BHXH nơi bạn cư trú để được giải quyết.

Tại Điều 109, Luật BHXH năm 2014 quy định hồ sơ hưởng BHXH một lần gồm:

- Sổ BHXH;

- Đơn đề nghị hưởng BHXH 1 lần của người lao động.

BHXH Việt Nam thông tin đến bạn quy định về điều kiện và thủ tục hồ sơ giải quyết hưởng BHXH 1 lần để bạn nắm được. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật về BHXH hiện hành thì người lao động được bảo lưu thời gian đóng BHXH để khi có điều kiện đóng tiếp BHXH cho đủ thời gian tham gia BHXH tối thiểu 20 năm thì đến khi đủ tuổi sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng nhằm đảm bảo cuộc sống khi hết tuổi lao động. Do đó, bạn nên cân nhắc bảo lưu thời gian đã đóng BHXH để sau này khi có điều kiện tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc BHXH tự nguyện sẽ được cộng dồn thời gian đã tham gia BHXH để hưởng BHXH với mức hưởng cao hơn.

Vân Anh

  10:55 ngày 28/10/2020

Lần đầu tiên BHXH Việt Nam phối hợp tổ chức Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân. Sự kiện này mang lại những tín hiệu tích cực nào trong việc phát triển BHXH?

Ông Đinh Duy Hùng

Ngày 23-5-2020, BHXH Việt Nam tổ chức Lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân - Tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện và ngày 11-7-2020 tổ chức Lễ ra quân hưởng ứng Ngày BHYT Việt Nam - Tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.

Kết quả, trong ngày Lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân đã vận động được trên 24.700 người tham gia BHXH tự nguyện. Trong ngày Lễ ra quân hưởng ứng Ngày BHYT Việt Nam, đã vận động được trên 15.000 người tham gia BHXH tự nguyện.

Việc tổ chức Lễ ra quân trên toàn quốc đã giúp người dân nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò, ý nghĩa nhân văn và lợi ích của chính sách BHXH, tạo thêm niềm tin, sự yên tâm khi tham gia BHXH tự nguyện.

Lễ ra quân được triển khai đồng bộ từ Trung ương, thực hiện tiếp sóng đến 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố với các hoạt động tuyên truyền đồng bộ, sôi nổi, tích cực đã tạo hiệu ứng lan tỏa rất tốt, góp phần phát triển mạnh số người tham gia BHXH tự nguyện...

Đỗ Văn Quân

  10:55 ngày 28/10/2020

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng như thế nào đến công tác triển khai phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ở các địa phương?

Ông Đinh Duy Hùng

Dịch Covid-19 đã có nhiều tác động tiêu cực đến công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, trong đó, việc thực hiện giãn cách xã hội nhằm phòng chống Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ làm cho công tác tiếp cận, tuyên truyền vận động trực tiếp người dân tham gia BHXH tự nguyện gặp khó khăn. Mặt khác, do ảnh hưởng bởi đại dịch, thu nhập của nhiều nhóm đối tượng bị giảm sút cũng làm hạn chế khả năng tham gia BHXH tự nguyện của nhóm đối tượng này.

Lê Trần Bảo Sơn

  10:57 ngày 28/10/2020

Trong đợt dịch làn sóng Covid-19 thứ hai này, nhiều người lao động và doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn. BHXH đã hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp như thế nào để đảm bảo quyền lợi cho DN và người lao động?

Ông Đinh Duy Hùng

Trước tình hình dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát lần thứ 2, Chính phủ đã có Nghị quyết số 105/NQ-CP trong đó giao BHXH Việt Nam nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian tối đa 12 tháng đối với đơn vị và người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trước mắt đến hết tháng 12-2020.

Thực hiện Nghị quyết số 105/NQ-CP, BHXH Việt Nam kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo BHXH địa phương tổ chức thực hiện, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, căn cứ Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9-4-2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24-4-2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 cơ quan BHXH tiếp tục triển khai việc xác nhận danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương để người lao động được hưởng chính sách hỗ trợ tiền lương 1.800.000 đồng/tháng (tối đa 3 tháng) và Danh sách người lao động bị ngừng việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19; Danh sách người lao động bị ngừng việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19 để doanh nghiệp được vay (tối đa 50% lương tối thiểu vùng) để trả lương ngừng việc cho người lao động.

Mới đây, ngày 19-10-2020 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 154/NQ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 42/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32/2020/QĐ-TTg ngày 19-10-2020 sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg về các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Đại dịch Covid-19, BHXH Việt Nam đã phối hợp tích cực với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan khẩn trương triển khai thực hiện, đảm bảo kịp thời, công khai minh bạch, đúng đối tượng, không để lợi dụng, trục lợi chính sách.

Nguyễn Hữu Dũng

  10:58 ngày 28/10/2020

Tôi tự đóng BHXH tự nguyện. Xin hỏi, gia đình tôi thuộc hộ cận nghèo thì tôi có được hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện không?”

Ông Đinh Duy Hùng

Từ ngày 1-1-2018, người tham gia BHXH tự nguyện được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể

- Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo;

- Bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;

- Bằng 10% đối với các đối tượng khác.

Trường hợp của ông/bà thuộc hộ cận nghèo hiện nay được hỗ trợ tương ứng 38.500 đồng/tháng.

Khải Hưng

  11:02 ngày 28/10/2020

Những năm gần đây, số người tham gia BHXH gia tăng nhưng tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH vẫn còn phổ biến. Trong số nợ đọng BHXH, có khá nhiều nợ khó đòi nằm trong các DN đã phá sản, giải thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ. Vậy làm thế nào để bảo vệ quyền lợi cho NLĐ khi các doanh nghiệp nợ đọng, chây ỳ, thậm chí trốn đóng BHXH? Nguyên nhân nợ đọng tiền bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay?

Ông Đinh Duy Hùng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ BHXH của các doanh nghiệp (DN), trong đó các nguyên nhân chủ yếu là:

Nguyên nhân khách quan:

- Nhận thức về BHXH, BHYT; ý thức chấp hành pháp luật BHXH, BHTN của một số chủ sử dụng lao động còn hạn chế; thiếu quan tâm đến quyền lợi của người lao động (NLĐ).

- Do tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN lâm vào tình trạng khó khăn, DN thu hẹp sản xuất kinh doanh, ngừng hoạt động, phá sản, giải thể. Pháp luật về quản lý DN còn nhiều điểm chưa phù hợp (chậm xử lý yêu cầu phá sản; xử lý vấn đề giải thể, phá sản của DN liên quan đến trách nhiệm về BHXH, BHYT đối với NLĐ…)..

- Nhận thức của NLĐ còn hạn chế; tâm lý sợ mất việc làm dẫn đến không dám đấu tranh đòi quyền lợi hợp pháp của mình.

- Các quy định về đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm chậm được ban hành, chậm được sửa đổi bổ sung cho phù hợp, hiệu quả chưa cao

- Tổ chức Công đoàn cơ sở ở DN, nơi bảo vệ quyền lợi NLĐ chưa mạnh, chưa làm tốt công tác tuyên truyền, chưa mạnh dạn đấu tranh bảo vệ quyền lợi BHXH, BHTN cho NLĐ.

Nguyên nhân chủ quan:

- Hiệu quả công tác tuyên truyền chưa cao: Hình thức, nội dung tuyên truyền đơn giản, chưa làm cho người lao động thấy được ý nghĩa nhân văn của  chính sách BHXH, BHTN, chưa thấy được quyền và trách nhiệm phải tham gia BHXH.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHTN còn hạn chế.

- Sự quan tâm của cấp ủy Đảng chính quyền một số địa phương với công tác BHXH chưa thực chất; thiếu kiên quyết trong xử lý vi phạm làm giảm hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra.

Để bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp về BHXH đối với NLĐ, trước hết phải đảm bảo quyền được tham gia BHXH theo đúng quy định của pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng nợ BHXH kéo dài của DN, xử lý tốt các khoản nợ xấu. Tổ chức thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hình sự các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm minh, kịp thời. Đẩy mạnh thanh tra, xử lý vi phạm hành chính, đẩy nhanh tiến độ kiến nghị xử lý hình sự. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, đa dạng hóa hình thức, tăng cường công tác tuyên truyền trực tiếp đến NLĐ và các chủ DN nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật của chủ DN và NLĐ. Tăng tính trách nhiệm của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT ở địa phương. Đồng thời, cơ quan BHXH và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp tục nghiên cứu, trình Chính phủ, Quốc hội ban hành các chính sách phù hợp về xử lý nợ xấu nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ.

Trần Phú

  11:29 ngày 28/10/2020

Nông dân chiếm tỷ lệ lớn trong dân số và đang là đối tượng quan trọng để phát triển BHXH tự nguyện của BHXH. Hiện tình hình tham gia BHXH tự nguyện của nông dân hiện nay? Có các chính sách gì hỗ trợ nông dân để động viên bà con tham gia BHXH tự nguyện?

Ông Đinh Duy Hùng

Tính đến hết tháng 9-2020, số người tham gia BHXH tự nguyện là 844,7 ngàn người, tăng 58,6 ngàn người so với tháng 8-2020, tăng 381,6 ngàn người so với cùng kỳ năm 2019, tăng 270,8 ngàn người so với cuối năm 2019. Trong đó, đa số người tham gia BHXH tự nguyện là nông dân và lao động trong khu vực phi chính thức.

Theo quy định của pháp luật về BHXH, hiện nay mức hỗ trợ đóng của Nhà nước đối với người tham gia BHXH tự nguyện được tính theo tỷ lệ % trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể: bằng 30% đối với người tham gia thuộc hộ nghèo tương ứng với 46.200 đồng/tháng; bằng 25% đối với người tham gia thuộc hộ cận nghèo tương ứng với 38.500 đồng/tháng, bằng 10% đối với các đối tượng khác tương ứng với 15.400 đồng/tháng. Chính quyền các địa phương có thể hỗ trợ thêm cho người tham gia BHXH tự nguyện ngoài mức hỗ trợ của Ngân sách nhà nước tùy theo tình hình cụ thể của địa phương.

Theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, BHXH Việt Nam tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện; vận động cơ quan, tổ chức, cá nhân có đóng góp hỗ trợ thêm mức đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện; tổ chức tốt mạng lưới đại lý thu, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người tham gia đóng, thụ hưởng chính sách BHXH theo quy định.

Hoàng Văn Thuận

  11:29 ngày 28/10/2020

BHXH Việt Nam có hình thức xử lý như thế nào nếu DN viện cớ tình hình sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn tìm cách đối phó, trốn tránh hoặc chiếm dụng tiền BHXH, BHYT, BHTN của người lao động, không chấp hành kết luận của các đoàn thanh tra, kiểm tra?

Ông Đinh Duy Hùng

Như đã nêu ở trên, đối với các doanh nghiệp trốn đóng, nợ đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với người lao động, sau khi cơ quan BHXH thực hiện thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, ban hành kết luận thanh tra và Quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng doanh nghiệp vẫn cố tình không chấp hành kết luận thanh tra và Quyết định xử phạt trong thời hạn quy định, cơ quan BHXH chuyển hồ sơ các đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN không chấp hành đến các cơ quan chức năng để xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự. Tính đến hết tháng 9-2020, cơ quan BHXH đã chuyển hồ sơ của 132 đơn vị nợ BHXH, BHYT với số tiền nợ là 2.107.243 triệu đồng sang cơ quan công an để thực hiện khởi tố hình sự theo Luật định.

Thanh Thu

  11:29 ngày 28/10/2020

Tôi có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc trong bao lâu?

Bà Bùi Thị Kim Loan

Theo quy định tại Điều 61 Luật BHXH năm 2014 thì người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu hoặc chưa hưởng BHXH một lần thì được bảo lưu thời gian đóng BHXH.

Luật BHXH không quy định thời gian tối đa bảo lưu thời gian đóng BHXH. Do vậy, bạn có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc đến khi bạn đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc đến thời điểm bạn có yêu cầu hưởng BHXH một lần. Trường hợp bạn tiếp tục đóng BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH tự nguyện thì thời gian đóng BHXH bắt buộc được bảo lưu này mà chưa hưởng chế độ BHXH sẽ được cộng dồn với thời gian đóng BHXH sau này để hưởng quyền lợi về BHXH cao hơn.

Hoàng Vân Anh

  11:29 ngày 28/10/2020

Tôi muốn tham gia BHXH cho con tôi, từ đủ 15 tuổi, đồng thời mua luôn BHYT hộ gia đình, nhưng BHXH huyện trả lời là học sinh thì không mua được thẻ hộ gia đình mà phải mua thẻ tại đại lý nhà trường, vậy đúng hay sai?

Ông Đinh Duy Hùng

Khoản 2 Điều 13 Luật BHYT quy định trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này .

Đối chiếu quy định nêu trên, trường hợp học sinh sinh viên thuộc đối tượng do ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 28-10-2018 của Chính phủ đứng trên đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình quy định tại Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP. Do đó, con của Ông/Bà tham gia BHYT theo đối tượng học sinh là đúng quy định.

Mỹ Dung

  11:29 ngày 28/10/2020

Tôi sinh 1966, đóng BHXH từ năm 1988 lúc còn làm việc cho đơn vị nhà nước. Sau năm 1995, tôi làm cho DN tư nhân và tiếp tục đóng BHXH liên tục đến nay. Tổng thời gian khoảng 33 năm và hiện còn đang đóng. Xin hỏi khi nghỉ hưu, cách tính toán chế độ và lương hưu của tôi sẽ thực hiện như thế nào?

Bà Bùi Thị Kim Loan

Theo quy định của pháp luật về BHXH hiện hành, cách tính mức hưởng lương hưu quy định như sau:

Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH quy định.

Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH (đối với nữ), 18 năm, 19 năm hoặc 20 năm (đối với nam nghỉ hưu tương ứng từ năm 2020 trở đi), sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. Đối với trường hợp nghỉ hưu khi suy giảm khả năng lao động, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Ngoài ra, người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Cách tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần được quy định tại Điều 62 Luật BHXH năm 2014 như sau:

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu  (5 năm, 6 năm, 8 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm hoặc toàn bộ thời gian).

2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 nêu trên.

Do bạn không cung cấp đầy đủ thông tin về giới tính, diễn biến thời gian công tác, chức danh nghề để xác định điều kiện lao động (công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)… nên BHXH Việt Nam cung cấp thông tin đến cách tính mức hưởng lương hưu để bạn tham khảo. Đề nghị bạn cung cấp hồ sơ giấy tờ liên quan đến cơ quan BHXH để được xem xét, trả lời đầy đủ các nội dung bạn quan tâm.

Đỗ Huy Phúc

  11:29 ngày 28/10/2020

Hiện nay tôi đang hưởng lương hưu, nếu đi làm thêm, doanh nghiệp phải đóng BHXH cho tôi ra sao? Tôi được hưởng các chế độ gì?

Ông Đinh Duy Hùng

Căn cứ quy định tại Khoản 9 Điều 123 Luật BHXH năm 2014, Khoản 3 Điều 186 Bộ Luật Lao động năm 2012, người hưởng lương hưu mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Do đó, người đang hưởng chế độ hưu trí thì không phải đóng BHXH, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng BHXH.

Nguyễn Luyến

  11:29 ngày 28/10/2020

Tôi năm nay 52 tuổi, nam, lao động tự do, nếu muốn đóng BHXH tự nguyện để đến 62 tuổi được nhận lương hưu thì có được không, phải làm cách nào, mức đóng là bao nhiêu?

Ông Đinh Duy Hùng

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29-12-2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện, người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Trường hợp của ông/ bà năm nay 52 tuổi có thể lựa chon một trong các phương thức đóng: hàng tháng, 3 tháng một lần, 6 tháng một lần, 12 tháng một lần, đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần cho đến khi đủ 10 năm đóng BHXH thì tiếp tục lựa chọn phương thức đóng BHXH tự nguyện một lần cho những năm còn thiếu (10 năm) để hưởng chế độ hưu trí khi ông/bà 62 tuổi.

Hiền Trần

  11:29 ngày 28/10/2020

Tôi năm nay 55 tuổi, không còn đi làm cho công ty đã lâu, giờ làm việc tự do. Tôi đã đóng bảo hiểm được 16 năm rồi ngưng luôn ngay sau khi hết làm cho công ty. Vậy với việc đóng BHXH dang dở như thế, giờ tôi nên làm thế nào? Có nên đóng BHXH tiếp không? Nếu đóng thì đóng cách nào và số tiền sẽ là bao nhiêu?

Ông Đinh Duy Hùng

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật BHXH năm 2014; Điều 9, Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29-12-2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện, trường hợp bạn là nam, năm nay 55 tuổi, đã đóng BHXH được 16 năm thì có thể lựa chọn đóng BHXH tự nguyện theo các phương thức đóng: Hàng tháng, 3 tháng một lần, 6 tháng một lần, 12 tháng một lần cho đến khi đủ 20 năm đóng BHXH và đủ điều kiện về tuổi đời để được giải quyết chế độ hưu trí. Trường hợp bạn là nữ, năm nay 55 tuổi, đã đóng BHXH được 16 năm thì có thể lựa chọn phương thức đóng BHXH tự nguyện một lần cho những năm còn thiếu cho đủ 20 năm đóng BHXH để hưởng lương hưu.

Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.

Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (hiện nay là 700.000 đồng) và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng (hiện nay là 29.800.000 đồng).

Để đóng BHXH tự nguyện, bạn liên hệ với cơ quan BHXH hoặc Đại lý thu (Bưu điện và Ủy ban nhân dân xã) hoặc đóng qua Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Trần Hoàng Tuấn

  11:30 ngày 28/10/2020

Sau Covid-19, lại đến thiên tai bão lũ, DN tôi bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất vậy tôi có được hoãn đóng BHXH, BHYT hay không? Tôi cần làm thủ tục gì?

Ông Đinh Duy Hùng

Tôi rất chia sẻ những khó khăn mà bạn và DN của bạn đã phải trải qua do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh. Về ý bạn hỏi thì điều kiện tạm dừng đóng và tử tuất đối với các DN bị ảnh hưởng theo quy định DN phải đóng đủ BHXH, BHYT đến hết tháng 1-2020; người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dich Covid-19 dẫn đến phải giảm từ 20% lao động tham gia BHXH trở lên so với thời điểm cơ quan có thẩm quyền công bố dịch (kể ca lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thoả thuận nghỉ không lương) thì người lao động và người sử dụng được tạm dừng đóng và quỹ hưu trí và tử tuất không quá 3 tháng kể từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị xét hưởng.

Bạch Văn Thanh

  11:30 ngày 28/10/2020

Tôi năm nay 52 tuổi, đóng BHXH bắt buộc được 7 năm. Tôi dự định tham gia BHXH tự nguyện. Vậy tôi có thể đóng tối đa bao nhiêu lần?

Ông Đinh Duy Hùng

Căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29-12-2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện, trường hợp ông/Bà có thể lựa chọn các phương thức đóng hàng tháng, 3 tháng một lần, 6 tháng một lần, 12 tháng một lần, đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần. Hoặc khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định và đóng BHXH từ đủ 10 năm thì Ông/Bà có thể đóng BHXH tự nguyện một lần cho những năm còn thiếu cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Thanh Hoa

  11:30 ngày 28/10/2020

Tôi đóng bảo hiểm 21 năm, nhưng tôi nghỉ việc không đóng bảo hiểm nữa, vậy đến tuổi nghỉ hưu thì lãnh được bao nhiêu % của lương?

Bà Bùi Thị Kim Loan

Theo quy định của pháp luật về BHXH hiện hành, cách tính mức hưởng lương hưu quy định như sau:

Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH quy định.

Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH (đối với nữ), 18 năm, 19 năm hoặc 20 năm (đối với nam nghỉ hưu tương ứng từ năm 2020 trở đi), sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. Đối với trường hợp nghỉ hưu khi suy giảm khả năng lao động, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Ngoài ra, người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Cách tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần được quy định tại Điều 62 Luật BHXH năm 2014 như sau:

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu  (5 năm, 6 năm, 8 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm hoặc toàn bộ thời gian).

2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 nêu trên.

Do bạn không cung cấp đầy đủ thông tin về tuổi, giới tính, diễn biến thời gian công tác, chức danh nghề để xác định điều kiện lao động (công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)… nên BHXH Việt Nam cung cấp thông tin đến cách tính mức hưởng lương hưu để bạn tham khảo. Đề nghị bạn cung cấp hồ sơ giấy tờ liên quan đến cơ quan BHXH để được xem xét, trả lời đầy đủ các nội dung Bạn quan tâm.

Chiến Thanh

  11:41 ngày 28/10/2020

Tôi sinh năm 1975, làm việc từ 7-2000, đã đóng BHXH 22 năm. Nay tôi nghỉ việc, có được hưởng lương hưu không. Hay lãnh 1 lần?

Bà Bùi Thị Kim Loan

* Theo quy định của pháp luật về BHXH hiện hành thì người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

2. Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

3. Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

4. Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;

5. Được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% và nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi.

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi.

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

Mặt khác, từ năm 2021 trở đi, tuổi nghỉ hưu được quy định tại Điều 169 Bộ Luật Lao động năm 2019 (hiện nay, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội được giao chủ trì xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu theo Điều 169 của Bộ luật Lao động năm 2019).

Trường hợp của bạn không cung cấp đầy đủ thông tin về giới tính, ngày tháng năm sinh cụ thể để xác định tuổi đời và chức danh nghề để xác định điều kiện lao động (công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) nên BHXH Việt Nam chưa đủ căn cứ để trả lời cụ thể về điều kiện nghỉ hưu trước tuổi và thời điểm hưởng lương hưu đối với bạn.

* Trường hợp của bạn đã tham gia BHXH bắt buộc được 22 năm, đã được cấp sổ BHXH ghi nhận quá trình tham gia BHXH, Bạn có thể bảo lưu hoặc tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện cho đến khi đủ điều kiện về tuổi đời để được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng ở mức cao hơn.

Trường hợp bạn không tiếp tục đóng BXHH bắt buộc hoặc tham gia BHXH tự nguyện và có yêu cầu hưởng BHXH một lần thì căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11-11-2015 của Chính phủ thì bạn đủ điều kiện để hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Ra nước ngoài để định cư;

- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Mai Hồng

  11:41 ngày 28/10/2020

Tôi làm việc trong ngành thuỷ sản 15 năm, đóng bảo hiểm xã hội 18 năm 7 tháng. Năm nay tôi 41 tuổi, khi nào tôi mới được nghỉ hưu?

Bà Bùi Thị Kim Loan

Theo quy định của pháp luật về BHXH hiện hành thì người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

2. Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

3. Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

4. Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;

5. Được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% và nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi.

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi.

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

Mặt khác, từ năm 2021 trở đi, tuổi nghỉ hưu được quy định tại Điều 169 Bộ Luật Lao động năm 2019, cụ thể:

1. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.

2. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại điểm 1 nêu trên tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại điểm 1 nêu trên tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trường hợp của bạn không cung cấp đầy đủ thông tin về giới tính, ngày tháng năm sinh cụ thể để xác định tuổi đời và chức danh nghề để xác định điều kiện lao động (công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) nên BHXH Việt Nam chưa đủ căn cứ để trả lời cụ thể. Đề nghị bạn theo dõi thông tin truyền thông để nắm được quy định về tuổi nghỉ hưu khi Chính phủ ban hành Nghị định và liên hệ với cơ quan BHXH địa phương để được trả lời cụ thể về thời điểm nghỉ hưu đối với bạn.

Kim Cúc

  16:12 ngày 28/10/2020

Tôi nghỉ việc hưu chờ năm 45 tuổi (tháng 7-2011) chốt sổ BHXH gần 25 năm, nay đã hơn 9 năm từ khi nghỉ việc. Tôi đi giám định y khoa thỏa mãn điều kiện nhận lương hưu được không?

Bà Bùi Thị Kim Loan

Theo quy định của pháp luật về BHXH hiện hành thì người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

2. Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

3. Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

4. Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;

5. Được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% và nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi.

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi.

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

Mặt khác, từ năm 2021 trở đi, tuổi nghỉ hưu được quy định tại Điều 169 Bộ Luật Lao động năm 2019, cụ thể:

1. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.

2. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại điểm 1 nêu trên tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại điểm 1 nêu trên tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

bạn nghỉ việc bảo lưu thời gian đóng BHXH từ năm 2011 (45 tuổi), đến năm 2020 bạn 54 tuổi, bạn chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và đối chiếu quy định nêu trên để xác định thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu đối với bạn.

Trường hợp còn thắc mắc, bạn liên hệ với cơ quan BHXH địa phương để được trả lời cụ thể.

Như Xuân

  16:12 ngày 28/10/2020

Tôi là nữ, 48 tuổi, đã đóng bảo hiểm 21 năm, do chuyển đổi nơi ở tôi không còn công tác nữa. Xin hỏi tôi nên xin về hưu sớm hay tiếp tục đóng bảo hiểm ạ.

Bà Bùi Thị Kim Loan

Theo quy định của pháp luật về BHXH hiện hành, lao động nữ khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Đủ 55 tuổi;

2. Từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên; có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

3. Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;

4. Được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% và đủ 50 tuổi.

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và đủ 45 tuổi.

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

Mặt khác, từ năm 2021 trở đi, tuổi nghỉ hưu được quy định tại Điều 169 Bộ Luật Lao động năm 2019 (hiện nay, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội được giao chủ trì xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu theo Điều 169 của Bộ luật Lao động năm 2019).

Do thông tin bạn cung cấp không đầy đủ nên BHXH Việt Nam chưa có căn cứ để trả lời cụ thể. Nếu bạn đủ điều kiện hưởng lương hưu sớm theo quy định nêu trên thì mức hưởng lương hưu của bạn sẽ thấp do số năm đóng BHXH ít và bị giảm trừ tỷ lệ hưởng lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi. Trường hợp của bạn đã tham gia BHXH bắt buộc được 21 năm, bạn nên tiếp tục tham gia BHXH cho đến khi đủ điều kiện về tuổi đời để được hưởng lương hưu hàng tháng ở mức cao nhất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo