xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hết tiền, giám đốc nói ngang!

Bài và ảnh: Mai Chi

Giám đốc âm thầm sang nhượng doanh nghiệp cho người khác, phó mặc quyền lợi công nhân...

Chiều 7-7, hơn 150 công nhân (CN) Công ty May mặc WTJ Vina (100% vốn Hàn Quốc, quận 12, TP HCM) kéo đến công ty đòi lương tháng 5 và 6-2015. Đã thỏa thuận đúng 17 giờ CN sẽ được nhận lương song đến hẹn, ông Kim Hak Cheol, giám đốc công ty, tiếp tục hẹn khiến CN bức xúc.

Bỏ rơi công nhân

CN cho biết từ khi chuyển xưởng ở huyện Hóc Môn về quận 12 vào tháng 10-2014, công ty thường xuyên chậm trả lương và đến tháng 5-2015 thì bắt đầu nợ lương. Sau 3 lần giám đốc hẹn trả lương vào các ngày 10, 15, 22-6 nhưng đều thất hứa, CN ngừng việc và công ty cũng ngừng hoạt động từ ngày 16-6 đến nay.

 

Công nhân Công ty May mặc WTJ Vina mòn mỏi chờ lương
Công nhân Công ty May mặc WTJ Vina mòn mỏi chờ lương

 

Ngày 7-7, theo hẹn, CN đến nhận lương nhưng ông Kim Hak Cheol tuyên bố: “Hiện tôi không có tiền và công ty đã được sang nhượng cho một ông chủ người Hàn Quốc khác ở tỉnh Bình Dương. Thủ tục sang nhượng, chuyển đổi giấy phép đang được 2 bên tiến hành và lương của CN sẽ do chủ mới chi trả”. Thế nhưng khi CN và đại diện các cơ quan chức năng quận 12 yêu cầu xuất trình hợp đồng sang nhượng hoặc mời chủ xưởng mới đứng ra cam kết trả lương cho CN thì ông Kim Hak Cheol không thực hiện và tiếp tục hứa đến ngày 15-7 sẽ trả lương. CN Trần Thị Ngọc Ánh bức xúc: “Từ trước tới nay, chúng tôi làm việc cho ông Kim Hak Choel nên ông ấy có trách nhiệm trả lương cho chúng tôi. Còn ông chủ mới là ai, chúng tôi chưa từng làm việc cho ông ấy thì làm sao bảo ông ấy trả lương cho chúng tôi? Chuyện khó tin như vậy mà cũng nói được!”.

Qua tìm hiểu, chúng tôi biết ngoài khoản nợ lương 1 tỉ đồng, công ty còn trốn đóng BHXH và nợ nhiều khoản khác như tiền điện - nước, tiền mua máy móc - trang thiết bị nhà xưởng, thuê dịch vụ bảo vệ… khoảng 250.000 USD. Do vậy, ngoài CN còn có rất nhiều chủ nợ đã tìm đến công ty để yêu cầu ông Kim Hak Cheol trả tiền.

Lách luật, qua mặt cơ quan chức năng

Hiện nay, tình trạng doanh nghiệp (DN) được sang nhượng và các chủ sử dụng lao động đùn đẩy trách nhiệm giải quyết quyền lợi CN không phải cá biệt. Mới đây, Công ty Đi Nô và Công ty Green Apparel Việt Nam (cùng ở quận 12, TP HCM) đã âm thầm sang nhượng xưởng sản xuất cho nhau và gạt quyền lợi của CN ra rìa. Đến khi CN phản ứng thì 2 công ty lại đùn đẩy trách nhiệm giải quyết quyền lợi CN, thanh toán khoản nợ BHXH 2,6 tỉ đồng cho nhau.

Tương tự, trước đó, Công ty L.T cũng ngang nhiên vào tiếp quản, sử dụng toàn bộ máy móc, nhà xưởng và CN của Công ty D.V (tỉnh Bình Dương). Tuy nhiên, khi CN hỏi về khoản nợ BHXH hơn 11 tỉ đồng thì công ty này thoái thác với lý do “chúng tôi chỉ là người mua lại máy và thuê lại xưởng”. Rốt cuộc “cục nợ” ấy CN phải gánh vì giám đốc Công ty D.V đã bỏ về nước.

Một cán bộ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận 12 cảnh báo tình trạng DN thuê mướn nhà xưởng, máy móc để hoạt động khá phổ biến. Khi cần sang nhượng, 2 chủ DN âm thầm làm hợp đồng mà không thông qua bất cứ cơ quan quản lý nhà nước nào. Sau đó, họ thỏa thuận với chủ xưởng thay đổi hợp đồng thuê nhà xưởng rồi xin cấp giấy phép kinh doanh và hoạt động như một DN mới. Lúc này đối với cơ quan chức năng, tên DN cũ vẫn còn nhưng thực tế DN đã biến mất. Đây là lỗ hổng lớn trong thực thi pháp luật mà DN lợi dụng để mưu lợi bất chính.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo