xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hiện tượng "tụt áp"

Vũ Minh

Tại cuộc họp cán bộ quản lý cuối tuần qua, trưởng phòng tài chính phàn nàn: “Liên tục từ đầu năm đến nay, tất cả khoản chi phí cứng đều tăng. Cụ thể, điện tăng 56%, nước tăng 100%; giấy, xà phòng, nước rửa tay tăng 67%...”. Con số thực tăng mỗi tháng của các khoản chi phí này là 450 triệu đồng.

Trong khi đó, trưởng phòng kinh doanh lại thông báo một bức tranh hoàn toàn trái ngược: Doanh số liên tục sụt giảm. Đặc biệt trong 2 tháng đầu quý II, bình thường hằng năm doanh số bắt đầu nhích lên vì vào mùa nóng nhưng năm nay lại đi xuống. “Tháng 4, doanh số chỉ đạt 21 tỉ đồng; tháng 5, giảm còn 18 tỉ đồng trong khi các con số tương ứng cùng kỳ năm ngoái là 32 tỉ và 40 tỉ đồng” - trưởng phòng kinh doanh đăm chiêu.

img

Trong cuộc họp không ai nói ra nhưng bên ngoài thì mọi người lại râm ran bàn tán. Họ nêu nhiều vấn đề nhưng tựu trung là bởi đang có hiện tượng “tụt áp” bao trùm không khí làm việc của công ty sau khi triển khai kế hoạch “tái cấu trúc” từ năm ngoái. Theo đó, hàng loạt phòng ban được sáp nhập; nhân sự một số được chuyển đổi giữa các bộ phận, một số giải quyết chính sách dôi dư. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận cũng thay đổi. Ví dụ hồi trước, phòng nhân sự - hành chính, bây giờ chuyển thành nhân sự - kinh doanh; phòng tài chính nhập với phòng thị trường thành phòng tài - thị, bộ phận sale của phòng kinh doanh bị giải tán chuyển chức năng này về phòng nhân sự... Còn rất nhiều sự xáo trộn khác mà giám đốc cho rằng phải mạnh dạn làm, mạnh dạn rút kinh nghiệm, thậm chí sẵn sàng nhận thất bại và làm lại!

Kết quả là đi đâu cũng nghe anh em ta thán vì sếp mới, lính mới, chỗ này thương, chỗ kia ghét, bộ phận này được ưu đãi, bộ phận kia bị xem nhẹ... Không chỉ vậy, sự bất ổn mà ban lãnh đạo cho là bình thường đã chuyển hóa thành kết quả sản xuất, kinh doanh và hình thành một phong cách làm việc phản văn hóa. Tôi nói phản văn hóa là bởi những hành vi ấy nhìn chướng mắt không chịu nổi: Các phòng làm việc không có người vẫn mở máy lạnh, máy tính và đèn; các vòi nước nơi công cộng không có người sử dụng vẫn chảy xối xả mà không ai buồn tắt; các ngõ ngách trong công ty ngày xưa sạch bóng bây giờ đầy rác. Bữa nọ, tôi thấy một cô nhân viên vứt bịch rác ngay cạnh cái thùng rác thì bực mình nói: “Đã ra được tới chỗ này rồi sao không bỏ vô thùng rác?”, cô ta trả lời tỉnh bơ: “Công ty chớ có phải nhà tôi đâu mà bảo tôi phải giữ vệ sinh?”.

Bất giác tôi thấy buồn. Hình như tình yêu dành cho công ty của anh em đã vơi đi ít nhiều. Họ không còn xem đây là ngôi nhà thứ hai của mình nữa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo