xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hiểu luật mù mờ, ký sai bét

Đằng Giang

Mới đây, chị V.T.H.Nh, nhân viên một đơn vị tại TP HCM, khiếu nại vì bị điều chuyển trái luật. Sau một thời gian chờ đợi, chị Nh. nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, đồng thời là quyết định chấm dứt hợp đồng lao động.

 Sau khi xem qua các văn bản do lãnh đạo đơn vị ký, một luật sư của Đoàn Luật sư TP HCM lắc đầu: "Hết biết!".

Nhiều người xem qua các văn bản này cũng có cùng suy nghĩ với vị luật sư nọ vì các viện dẫn trong văn bản đều đã hết hiệu lực hoặc viết sai tên các đạo luật. Đơn cử như hiện nay, Bộ Luật Lao động (BLLĐ) hiện hành là BLLĐ số 10/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 18-6-2012. Vậy mà quyết định giải quyết khiếu nại của lãnh đạo đơn vị lại căn cứ trên cơ sở "Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ số 10/2012/QH13". Cho đến thời điểm này, các vấn đề sửa đổi, bổ sung BLLĐ số 10/2012/QH13 chỉ mới được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự thảo, thậm chí còn chưa được đưa ra lấy ý kiến thì lấy đâu ra căn cứ mà viện dẫn?

Hiểu luật mù mờ, ký sai bét - Ảnh 1.

Tương tự, quyết định nêu trên còn căn cứ vào "Nghị định số 04/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về khiếu nại tố cáo về lao động" và Thông tư số 06/2008/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2005/NĐ-CP. Trong khi đó, Nghị định số 04/2005/NĐ-CP là văn bản hướng dẫn thi hành "BLLĐ ngày 23-6-1994 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ ngày 2-4-2002". Đây là những văn bản luật đã hết hiệu lực sau khi BLLĐ 2012 có hiệu lực thi hành.

Ngoài ra, sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 119/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của "BLLĐ năm 2012, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo" (có hiệu lực từ ngày 11-1-2015) để thay thế Nghị định 04/2005/NĐ-CP. Điều này có nghĩa quyết định của lãnh đạo đơn vị đã căn cứ vào một văn bản pháp luật không còn hiệu lực.

Đây chỉ là một dẫn chứng nhỏ cho sự hiểu biết pháp luật "rất có vấn đề" của lãnh đạo đơn vị nói trên. Đáng nói là tất cả văn bản mà vị giám đốc nọ ký đều sai bét nhè như thế.

Một đơn vị lớn, có tên tuổi thì ít nhất lãnh đạo phải là người có trình độ chuyên môn cao, có hiểu biết pháp luật đủ để hành xử theo luật. Thế mà, kỳ lạ thay, họ lại sử dụng một người quản lý, điều hành trình độ như vậy. Thiệt là hết biết!


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo