Dự thảo quy định BHXH tỉnh/huyện khi tiếp nhận thông tin phải ghi vào sổ đầy đủ thông tin tiếp nhận, kèm tài liệu, chứng cứ đối với mọi hình thức tiếp nhận thông tin. Trường hợp cá nhân, tổ chức trực tiếp đến phản ánh, kiến nghị thì phải lập biên bản. Sau khi tiếp nhận thông tin, BHXH cấp tỉnh/huyện thực hiện phân loại, xử lý thông tin, đối chiếu với hồ sơ, dữ liệu đang quản lý; đồng thời kiến nghị khởi tố theo các điều 214, 215, 216 BLHS nếu xét thấy đủ căn cứ. Đối với thông tin về tội phạm theo điều 214 BLHS, hành vi phạm tội xác định là chiếm đoạt tiền BHXH, BHTN từ 10 triệu đồng trở lên hoặc gây thiệt hại từ 20 triệu đồng trở lên; đối với thông tin về tội phạm theo điều 215 BLHS, hành vi phạm tội xác định là chiếm đoạt tiền BHYT từ 10 triệu đồng trở lên hoặc gây thiệt hại từ 20 triệu đồng trở lên; đối với thông tin về tội phạm theo điều 216 BLHS, hành vi phạm tội xác định là trốn đóng (không đóng hoặc không đóng đầy đủ) BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động từ 6 tháng trở lên và đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp số tiền trốn đóng từ 50 triệu đồng trở lên hoặc số người trốn đóng bảo hiểm tương ứng từ 10 người trở lên.
Công nhân Công ty TNHH Nam Phương hoang mang, lo lắng đòi quyền lợi BHXH Ảnh: THỌ PHẠM
Hồ sơ kiến nghị khởi tố về tội gian lận BHXH, gian lận BHYT, tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN gồm các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ liên quan có thể là bản chính hoặc bản sao hợp pháp. Sau khi lập hồ sơ kiến nghị khởi tố, BHXH tỉnh/huyện gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tiếp đến cơ quan điều tra cấp tỉnh/huyện và VKSND cấp tỉnh/huyện.
Bình luận (0)