Tính ra, tiền trọ, điện, nước chưa tới 550.000 đồng/tháng". Cùng ở trong dãy trọ mà thấy tiền điện phòng đối diện chưa bằng 1/5 của mình, anh bạn giật mình, tưởng có gian lận gì nên vội hỏi: "Sao ít dữ vậy, phòng tao ở cũng có 2 đứa, có cái tivi với tủ lạnh nhỏ xíu, xài tiết kiệm lắm mà tháng cũng hơn 100.000 đồng tiền điện".
Công nhân đi chợ chỉ dám mua mớ rau, cái đậu, sống trong nhà trọ tồi tàn, ẩm thấp- ảnh chụp tại chợ Hậu Dưỡng, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội ngày 26-8 ẢNH: VĂN DUẨN
Nghe thế, cô CN nhăn mặt: "Tụi mày mà tiết kiệm gì, về đến nhà là mở tivi, mở nhạc ầm ĩ, quạt thì bật tối ngày, còn xài tủ lạnh nữa, cái nào không tốn. Như phòng tao nè, có 2 người mà đứa nào cũng tăng ca, không tăng ca thì lại đi phụ quán cơm, ngày nào cũng 22 giờ mới về. Về phòng chỉ bật điện, tắm rửa rồi ngủ thôi. Vậy mới tiết kiệm được. Tháng này gửi về cho mẹ hơn 2 triệu đồng, bà mừng lắm. Mày nữa, cũng lo tiết kiệm đi để còn lấy vợ".
Anh bạn gật gù ra vẻ đồng tình. Họ còn bàn thêm về công việc làm thêm, cách tiết kiệm tiền…
Tuy nhiên, qua câu chuyện, điều tôi cảm nhận được là họ đang đánh đổi cuộc sống thực sự của mình.
Tha hương với mong muốn lập nghiệp, thoát khỏi đói nghèo nhưng cuộc sống không hề dễ dàng. Làm CN, ở nhà máy cả ngày nhưng đồng lương eo hẹp, bản thân họ không còn cách nào khác ngoài dè sẻn từng đồng để có tiền dư gửi về cho cha mẹ. Không dám đi chơi, không dám học hành, làm việc 12 giờ/ngày nhưng vẫn hai bàn tay trắng. Tuổi trẻ của họ không có gì khác ngoài làm việc. Với một bộ phận CN như họ, khái niệm "học tập nâng cao trình độ" hay "cách mạng công nghiệp" dường như quá xa vời bởi khi còn phải chạy lo tiền ăn, tiền trọ hằng ngày, khi phải tiết kiệm từng đồng hằng tháng thì không có gì quan trọng hơn thu nhập cả.
Muốn CN thay đổi nếp nghĩ, cách sống, có hoài bão thì điều quan trọng nhất là phải có các chính sách giải quyết những vấn đề căn cơ cho họ, đó chính là tiền lương và việc làm ổn định.
Bình luận (0)